Vì sao Windows luôn là mục tiêu tấn công của tin tặc?

Cập nhật ngày: 09/07/2017 13:37:04

Chỉ có ít cuộc tấn công mạng do phần mềm tống tiền gây ra trong khi Windows vẫn luôn là mục tiêu chính của tin tặc.


Những cuộc tấn công thiết bị hệ thống vẫn nhằm chủ yếu vào Hệ điều hành Windows. (Ảnh: cnetfrance)

Theo báo cáo mới nhất về tình hình an ninh mạng do các chuyên gia máy tính của AV-TEST cung cấp, trong năm 2016 và 2017, đã có 640 triệu chương trình độc hại tìm mọi cách xâm nhập vào thiết bị máy tính và hệ thống mạng. Trong đó, những cuộc tấn công này vẫn nhằm chủ yếu vào hệ điều hành Windows (chiếm tỷ lệ 70%).

Mục tiêu ưa thích thứ hai của tin tặc đó là Hệ điều hành Android (chiếm tỷ lệ 5,65%). Nhìn chung, các cuộc tấn công mạng năm 2016 giảm hơn so với năm 2015, nhưng lại tăng trong quý I/2017.

AV-TEST cũng khuyến cáo, người sử dụng máy tính Mac cũng cần đề cao cảnh giác. Mặc dù lượng tỉ lệ phần mềm độc hại được phát hiện trong thiết bị này thấp hơn so với tổng thể (3.033 mẫu xác nhận), và Mac OS là hệ điều hành ít được sử dụng trên máy tính nhưng tỉ lệ tấn công 6 tháng năm 2017 tăng 370% so với năm trước vẫn là cảnh báo cho người dùng.

Theo AV-Test, tất cả các hệ thống tấn công kết hợp là những virus cổ điển phổ biến nhất, tiếp theo là sâu và Trojans. Phần mềm tống tiền (ransomware) chỉ chiếm 0,94%.

Các chuyên gia theo AV-Test giải thích rằng, phần mềm tống tiền hướng đến các mục tiêu cụ thể như gửi email bẫy người dùng vào các ngày trong tuần. Các công ty và tổ chức là con mồi của loại mã độc này, nhất là khi họ không cài đặt các bản cập nhật bảo mật và không có hệ thống dự phòng nào cho máy tính của mình. Cách duy nhất để khôi phục dữ liệu là trả tiền chuộc để lấy lại những dữ liệu này mặc dù điều này không được khuyến cáo.

Báo cáo của AV-Test cũng lưu ý đến các thiết bị kết nối vì chúng thường xuyên không được bảo mật trước khi tung ra thị trường trong thời gian sớm nhất hoặc không được bảo mật do sự chủ quan của nhà sản xuất.

Cụ thể là tất cả các máy in, webcam và máy ghi hình có thể bị tấn công một cách dễ dàng và là mục tiêu chính cho tin tặc. Tin tặc có thể sử dụng hàng trăm ngàn thiết bị để “tiếp sức” cho các cuộc tấn công DDOS nhằm chặn các dịch vụ.

Theo VOV

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn