Phòng, chống dịch bệnh cho thủy sản nuôi

Cập nhật ngày: 24/07/2021 06:01:20

ĐTO - Tỉnh đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh cho thủy sản; đảm bảo an toàn dịch bệnh cho thủy sản nuôi, góp phần ổn định sản xuất, bảo vệ sức khỏe người dân.

Thời gian tới, ngành chức năng, chủ động phòng, khống chế bệnh ở cá tra nuôi, bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 8% tổng diện tích nuôi, giám sát phát hiện và khống chế kịp thời một số bệnh nguy hiểm trên đối tượng thủy sản nuôi khác, không để mầm bệnh lây lan rộng; ngăn chặn có hiệu quả một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm, nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam các bệnh mới nổi; xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh đối với một số bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Đặc biệt, tỉnh chủ động giám sát để phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời, có hiệu quả dịch bệnh nguy hiểm như: bệnh gan thận mủ (ESC), xuất huyết trên cá tra, bệnh do Tilapia lake virus (TiLV) và bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus trên cá rô phi, cá điêu hồng, bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép, bệnh trắng đuôi (WTD) trên tôm càng xanh và một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác, bệnh mới nổi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo cảnh  báo của OIE/NACA; áp dụng kịp thời và có hiệu quả biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm; khuyến cáo người nuôi áp dụng biện pháp nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm giảm thiểu tổn thất về kinh tế. Theo dõi diễn biến chất lượng nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, đánh giá tác động của hoạt động nuôi trồng thủy sản đến môi trường và dự báo biến động của yếu tố môi trường nhằm đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo phát triển thủy sản bền cũng được tỉnh quan tâm thực hiện.

TN

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn