Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012
Cập nhật ngày: 11/06/2012 08:00:35
(Phỏng vấn ông Định Việt Cường - Cục Trưởng Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp)
Xin ông cho biết mục đích, ý nghĩa, đối tượng và phạm vi của Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp (KT, HC, SN) năm 2012?
Mục đích ý nghĩa của cuộc tổng điều tra (TĐT) cơ sở KT, HC, SN năm 2012 (gọi tắt là TĐT CSKT năm 2012) nhằm đánh giá sự phát triển về số lượng cơ sở, lao động của các cơ sở KT, HC, SN; kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; cơ cấu và sự phân bố của các cơ sở, của lao động theo địa phương, ngành KT, hình thức sở hữu đáp ứng yêu cầu quản lý của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương.
Số lượng đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh
ngày càng tăng
Tổng hợp các chỉ tiêu thống kê chính thức năm 2011 của các chuyên ngành có liên quan đến doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) cá thể (số lượng, số lao động, vốn, tài sản kết quả SXKD, tình hình thực hiện đầu tư...). Bổ sung số liệu cho các cuộc điều tra thống kê chọn mẫu hang tháng, năm, tính toán chỉ tiêu GDP và các chỉ tiêu khác thuộc hệ thống tài khoản quốc gia của cả nước, từng địa phương. Cập nhật cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, dàn mẫu tổng thể về cơ sở KT, HC,SN cho các cuộc điều tra chọn mẫu trong thời kỳ 2013 - 2017 của ngành thống kê, các Bộ, ngành và địa phương.
Thông tin tổng hợp được qua cuộc TĐT sẽ là nguồn dữ liệu đánh giá không chỉ đối với Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương, với người dùng tin mà còn với chính doanh nghiệp đang là đối tượng điều tra và các đối tác nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Đối tượng, đơn vị điều tra của TĐT năm 2012 là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể, hiệp hội, đơn vị SN, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. TĐT trên địa bàn tỉnh đối với các loại đơn vị điều tra thuộc các thành phần KT, các ngành KT theo hệ thống ngành KT Việt Nam (VSIC 2007) từ ngành A đến ngành S.
Ông có thể đánh giá vài nét về thực trạng các cơ sở KT, HC, SN của tỉnh Đồng Tháp trong những năm gần đây?
Sau nhiều năm đổi mới, kinh tế - xã hội nước ta nói chung và riêng tỉnh Đồng Tháp đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật tiềm lực và qui mô nền KT tăng lên, cơ sở hạ tầng, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Trong sự phát triển đó, công đóng góp to lớn từ sự lớn mạnh không ngừng của các cơ sở KT (doanh nghiệp và các cơ sở SXKD cá thể, HC SN. Kết quả của các cuộc TĐT CSKT các năm 1995, 2002, 2007 do Cục Thống kê thực hiện cho thấy, số lượng các cơ sở KT,HC,SN ở tỉnh ta tăng lên nhanh chóng.
Tại thời điểm 1-7-2007 toàn tỉnh có 92.767 cơ sở, tăng 63,61% so với thời điểm 1-7-2002 và bằng 2,57 lần so với thời điểm 1-7-1995. Trong đó, cơ sở khu vực SXKD là 89.069 tăng 63,39%; cơ sở HC,SN, Đảng, đoàn thể, hiệp hội là 3.133, tăng 77% so với năm 2002. Cùng với việc tăng nhanh của số lượng các cơ sở đã xuất hiện nhiều hoạt động dịch vụ mới, các cơ sở HC,SN cũng phát triển đa dạng đòi hỏi công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành của nhà nước, của các cấp các ngành, các địa phương cần linh hoạt nhạy bén để theo kịp sự phát triển đó.
Kết quả cuộc Tổng điều tra cơ sở KT,HC,SN năm 2012 có ý nghĩa như thế nào đối với việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển KT - xã hội của tỉnh Đồng Tháp?
Kết quả thu được từ cuộc TĐT sẽ phác họa bức tranh đầy đủ về sự biến động, phân bố các cơ sở KT HC SN, số lượng lao động, cơ cấu ngành vùng của nền KT, kết quả đóng góp của từng ngành KT cho sự phát triển KT của tỉnh qua 5 năm làm cơ sở cho các ngành, các cấp rà soát, điều chỉnh bổ sung chính sách, kế hoạch, qui hoạch phát triển ngành, vùng, phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh... Số liệu thu thập được từ TĐT này cũng là căn cứ quan trọng để Đảng, Nhà nước có những chính sách phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội tỉnh lần thứ IX.
Để thực hiện thành công cuộc TĐT, công tác chuẩn bị của địa phương được thực hiện như thế nào?
Chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc TĐT CSKT năm 2012, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) và hướng dẫn các địa phương thành lập BCĐ các cấp (từ huyện đến xã). Song song đó là thành lập các tổ thường trực giúp việc cho BCĐ ở từng cấp. Bên cạnh đó, tỉnh đã thực hiện các bước như: Xác định địa bàn, lập danh sách nền các đơn vị điều tra, tuyển chọn điều tra viên, tổ trưởng.
TĐT lần này được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 thu thập thông tin của các cơ sở thuộc khu vực doanh nghiệp được tiến hành vào thời điểm 1-4-2012. Để phục vụ cho giai đoạn này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành riêng Quyết định 01/QĐQĐ-BKHĐT ngày 3-1-2012 để rà soát doanh nghiệp (với sự thống nhất giữa cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan Thuế và cơ quan Thống kê) phân theo tình trạng hoạt động.
Giai đoạn 2 thu thập thong tin của các cơ sở thuộc khu vực HC, SN và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tiến hành vào thời điểm 1-7-2012. BCĐ TĐT CSKT năm 2012 tỉnh yêu cầu BCĐ các cấp các ngành, các điều tra viên, tổ trưởng điều tra, các giám sát viên, các doanh nghiệp và đơn vị điều tra nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm về cung cấp và thu thập thông tin bảo đảm tổ chức thành công cuộc TĐT cơ sở KTHCSN năm 2012 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Xin cảm ơn ông!
Ngọc Tâm
(Thực hiện)