Ứng dụng khoa học công nghệ vào thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Cập nhật ngày: 25/09/2019 11:07:49

ĐTO - Trong năm 2019, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ động phối hợp tốt với các nhà khoa học, các ngành, đơn vị có liên quan thực hiện các phần việc của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh (gọi tắt là Đề án).


Nuôi cá điêu hồng

Đối với hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN cấp tỉnh phục vụ Đề án, trong năm 2019, Sở theo dõi việc triển khai thực hiện 25 nhiệm vụ KH&CN (đề tài, dự án). Trong đó có 19 nhiệm vụ góp phần thực hiện Đề án về các lĩnh vực trồng trọt, thủy sản, công nghiệp chế biến, cơ giới hóa và phát triển thị trường, công tác thủy lợi và phát triển hạ tầng.

Trong năm 2019, Sở KH&CN theo dõi việc triển khai thực hiện 10 nhiệm vụ (đề tài, dự án) đối với hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN cấp cơ sở phục vụ Đề án. Trong đó, có 7 nhiệm vụ góp phần thực hiện Đề án. Ngoài các lĩnh vực nêu trên, Sở còn triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực khác như: khoa học xã hội, khoa học nhân văn.

Bên cạnh đó, trong xây dựng và phát triển nhãn hiệu nông sản, Sở KH&CN thực hiện tốt công tác hỗ trợ các địa phương, chủ sở hữu trong việc đăng ký các nhãn hiệu tập thể, chứng nhận. Trong năm 2019, có 2 nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là nhãn hiệu “Ớt Thanh Bình” và “Quýt đường Lai Vung”. Từ năm 2015 đến nay, có 14 nhãn hiệu nông sản đặc thù được cấp văn bằng bảo hộ.

Thời gian qua, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát, đánh giá tình hình thực tế về quy hoạch, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông sản thế mạnh tại địa phương từ đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận) cho các nông sản chủ lực như: Cam xoàn Lai Vung; Hủ tiếu Sa Đéc, Làng bột Sa Đéc; Khô Phú Thọ, Kiệu Phú Hiệp (huyện Tam Nông); Cá Điêu Hồng Bình Thạnh, Tôm Nhị Mỹ, Gạo Sạch Cao Lãnh (huyện Cao Lãnh), Nhãn hiệu Thị xã Hồng Ngự; Nhãn hiệu Tam Nông;...

Y DU

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn