Đề phòng rầy di trú và rầy cám nở rộ

Cập nhật ngày: 22/05/2013 06:32:21

Theo Chi Cục Bảo vệ Thực vật, đợt rầy di trú từ giữa đến cuối tháng 5 và kéo dài đến đầu tháng 6 do nhiều diện tích lúa hè thu thu hoạch, nhưng mật số không cao và đồng đều ở các khu vực; lúa hè thu muộn và thu đông sớm đang giai đoạn mạ sẽ bị ảnh hưởng.


Từ 28/5 đến 5/6 sẽ có đợt rầy cám mới nở rộ trên hầu hết diện tích lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ (lúa đòng trỗ có thể mật số cao hơn do rầy tích lũy từ đầu vụ). Trong thời gian tới, bệnh đạo ôn lá, cổ lá, cổ bông, cháy bìa lá, lem lép hạt, nhện gié, diện tích và mức nhiễm sẽ tăng do điều kiện thời tiết và giai đoạn sinh trưởng của lúa thích hợp cho bệnh phát sinh, phát triển.

Nông dân cần theo dõi chặt chẽ mật số rầy di trú để che chắn nước kịp thời, hạn chế rầy chích hút, đẻ trứng và truyền bệnh vàng lùn lùn xoắn lá, rút cạn nước khi mật số rầy di trú giảm thấp; khi rầy cám nở rộ tập trung ở tuổi 2-3, mật số >3 con/tép xử lý bằng thuốc chống lột xác, nếu rầy có mật số cao và nhiều lứa gối nhau có thể phối trộn với thuốc có tác động lưu dẫn, không pha trộn thuốc trừ sâu khi phun trừ rầy, đặc biệt là trong giai đoạn lúa dưới 40 ngày tuổi, không sử dụng thuốc trừ rầy có hoạt chất Acetamiprid cho lúa giai đoạn đòng trỗ trở về sau;

Bón phân cân đối, tăng cường phân lân, Kali ngay từ đầu vụ, quản lý nước hợp lý để giúp cho cây lúa khỏe, có sức đề kháng tốt, chống chịu với sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi.

TN

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn



Tin cùng chuyên mục
Các tin khác