Lựa chọn và bảo quản thực phẩm an toàn ngày Tết
Cập nhật ngày: 26/01/2021 06:09:52
Vào những ngày bình thường trong năm, việc lựa chọn thực phẩm tươi ngon, an toàn để sử dụng đã rất quan trọng, tuy nhiên vào dịp lễ, Tết, điều này càng cần phải lưu ý nhiều hơn. Bởi đây là dịp mọi người quây quần ăn uống, tổ chức nhiều bữa ăn đông người, thực phẩm lại được bày bán tràn lan nên khó lựa chọn hơn.
(ảnh nguồn internet)
Để mua được những sản phẩm thực sự an toàn và tốt cho sức khỏe, người mua cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua một loại gì đó. Điều này đặc biệt đúng với các loại thực phẩm như: cá, thịt. Ta xem màu sắc của chúng có còn tươi mới hay không, chúng được đóng gói khi nào và tốt nhất chúng ta nên hạn chế việc mua đồ ăn đã nấu chín, chế biến sẵn vì khó kiểm soát được thực phẩm trước khi chế biến có đảm bảo chưa.
Cách lựa chọn thực phẩm an toàn
Khi bắt đầu quyết định chọn mua thực phẩm nào đó, trước tiên chúng ta cần lựa chọn nơi cửa hàng hoặc địa điểm bán có uy tín, sạch sẽ và các sản phẩm đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tem, nhãn đều còn nguyên, điển hình như các loại thực phẩm bao gói sẵn: bánh, mứt, kẹo, các loại nước giải khát... Trường hợp người tiêu dùng lựa chọn rau, quả cũng cần phải biết nguồn gốc an toàn, không lựa chọn loại rau, củ bị hư, dập nát, héo úa và có mùi hôi... Khi sử dụng đối với rau, phải rửa từng lá, từng cọng nhỏ, ngâm trong nước sạch vài phút sau đó rửa lại dưới vòi nước chảy.
Đối với thực phẩm tươi sống, khi mua người tiêu dùng cần chọn những loại thịt có màu đỏ tươi, thịt rắn chắc. Khi chúng ta ấn vào thịt không để lại vết lõm. Nếu là thịt nạc có bơm nước có màu hồng nhạt hoặc lẫn trắng, nước từ trong thịt rịn ra, lấy tay cầm không dính tay, lấy mẫu giấy dán thịt, nước thấm hút ra ướt giấy; đối với thịt không bơm nước có màu hồng tươi, sờ vào cảm thấy hơi dính.
Bảo quản thực phẩm an toàn
Trái cây: nên cho vào trong túi nylon để tránh mất nước, túi phải đục những lổ thủng để thoát hơi nước hình thành bên trong túi.
Rau xanh: gói trong khăn giấy, sau đó cho vào túi nylon để lá không bị héo và tránh mất nước.
Một số loại không cần dự trữ trong tủ lạnh như: khoai tây, cà chua, bơ... Khi thấy khoai tây đã mọc mầm nghĩa là trong khoai tây đã chứa 1 lượng lớn độc tố thì không nên ăn.
Đối với thực phẩm tươi sống: bao gói kín và khi để trong ngăn mát, cần giữ cho nhiệt độ của tủ lạnh ở mức 2 độ C và -25 độ C với ngăn đông lạnh. Thịt cũng như các thực phẩm tươi sống thường được bảo quản lạnh trong 1-4 ngày. Lựa chọn thực phẩm an toàn và bảo quản thực phẩm đúng cách là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết. Ngoài ra, trong dịp Tết hầu như nhà nào cũng dự trữ những món ăn đặc trưng của ngày Tết như: dưa kiệu, bánh chưng, bánh tét, giò chả, hoặc có nhà sẽ làm các món ăn như: thịt đông, bò khô, mực khô... Vậy để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các món ăn này, người tiêu dùng cần phải:
Cách bảo quản giò lụa, giò bò, chả là giống nhau, để ở nhiệt độ thường dưới 25 độ C. Khi bảo quản đúng cách, giò sẽ giữ được 4-6 ngày nếu để ngăn mát, thậm chí giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá, nếu bạn đã lỡ mua quá nhiều.
Với món thịt đông, nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, vừa giữ được hương vị đặc trưng vừa giúp món ăn bảo quản lâu hơn.
Dưa kiệu: nên bảo quản ở nơi thoáng mát, khi ăn dùng đũa sạch gắp dưa kiệu ra, rửa qua bằng nước sôi để nguội hoặc nước muối pha loãng trước khi ăn. Bò khô, mực khô: bao gói kín và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
NH (tổng hợp)