Tác hại chất thải nhựa đối với môi trường và sức khỏe con người

Cập nhật ngày: 20/08/2019 09:52:44

Từ đầu năm 2019, Đồng Tháp cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước triển khai chống chất thải nhựa. Trước những hiểm họa, sự tàn phá ghê gớm đối với môi trường từ chất thải nhựa, Việt Nam đã và đang có nhiều giải pháp mạnh mẽ để đạt mục tiêu đến năm 2025 sẽ không dùng 1 lần đồ nhựa trên cả nước.


Túi nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa dùng 1 lần ảnh hưởng đến môi trường

Các sản phẩm nhựa dùng 1 lần bao gồm: túi nhựa, chai nhựa, chén nhựa, ly nhựa, ống hút nhựa và nhiều thứ khác như áo mưa, ống dẫn điện... Hoặc có thể phân loại chúng theo ứng dụng:

Nhựa thông dụng: những vật dụng thường ngày như PP, PE, PS, PVC.

Nhựa kỷ thuật: dùng trong công nghiệp như PC, PA...

Nhựa chuyên dụng: sử dụng riêng biệt cho từng trường hợp.

Chất thải nhựa làm mất mỹ quan và làm cản trở dòng chảy của nước.

Chất thải nhựa là loại chất thải để lại lâu dài do chúng khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Mỗi năm, có khoảng 100 triệu tấn được sản xuất trên toàn thế giới, trong số này 25 triệu tấn không phân hủy và tích lũy trong môi trường, khoảng 700.000 tấn đổ vào đại dương và biển trên toàn cầu.


Thùng rác chuyên dụng (nhựa chuyên dụng) dùng để thu gom chất thải các loại

Những nguy hiểm từ những hạt vi nhựa (hạt siêu vi rất nhỏ) đến từ nguồn do rác thải nhựa phân hủy có thể xâm nhập và phá hủy tế bào trong cơ thể các loài sinh vật biển, qua đó nhiễm vào và phá hủy tế bào trong cơ thể người khi ăn cá và các sinh vật biển.

Túi nhựa, bao nhựa đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các chất kim loại như chì, cadimi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi, gây ngất, khó thở, ho ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh...


Các chất nhựa không được phân loại đổ chung vào thùng rác công cộng...

Chúng ta cần hành động để giảm thiểu chất thải nhựa trước khi quá muộn. Tất cả vì môi trường thân yêu, chúng ta có thể bắt đầu từ việc thay thế ống hút nhựa, bàn chải nhựa bằng ống hút tre, bàn chải tre, chai lọ thủy tinh chứa nước uống thay cho chai lọ bằng nhựa. Ăn trái cây rau quả tươi ngay khi có thể, tránh việc đựng hoặc bảo quản chúng trong giỏ nhựa, túi ny lông, hộp nhựa...

Nguyễn Văn Tài (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn