Thằn lằn ngụy trang thành lá cây

Cập nhật ngày: 26/12/2014 05:45:03

Bằng cách thay đổi màu sắc tương đồng như lá cây trong môi trường sống, thằn lằn có thể tránh nguy cơ bị tấn công.


Con thằn lằn có lớp màng màu xanh và nâu

Nhóm chuyên gia của Australia và Malaysia nghiên cứu hai nhóm thằn lằn (Draco cornutus) trên đảo Borneo, Malaysia. Trong các khu rừng ngập mặn ven biển, lớp màng của thằn lằn có màu đỏ tương tự như màu đặc trưng của lá cây tại môi trường này. Trong khi đó, nhóm sống ở rừng nhiệt đới đất thấp có lớp màng mầu nâu sẫm và xanh.

Ở rừng ngập mặn, lá cây có màu xanh sáng, nhưng chúng sẽ nhanh chóng chuyển sang màu đỏ trước khi rơi xuống mặt đất. Đặc điểm này giúp thằn lằn dễ dàng ngụy trang trong hình dạng của lá cây và gây nhầm lẫn cho kẻ săn mồi.

Vì môi trường sống khác nhau, màu sắc lá cây sẽ thay đổi tùy theo từng khu vực. Sự biến đổi màu sắc màng sẽ giúp thằn lằn hòa nhập với cảnh quan xung quanh và hạn chế nguy cơ trở thành con mồi.

"Chúng tôi nhận thấy rằng lớp màng bay màu đỏ hay xanh/nâu của thằn thằn dường như đã tiến hóa để giống với lá rơi trong từng môi trường sống của chúng", Science Daily dẫn lời Danielle Klomp, nhà nghiên cứu của Đại học Melbourne, nói. Theo giả thiết, ban đầu chúng có thể màu sắc màng giống nhau, nhưng đặc điểm đó dần thay đổi để thích nghi, hay còn gọi là tiến hóa khác nhau.

VNE

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn