Chậm phát triển trí tuệ

Cập nhật ngày: 11/01/2016 13:42:45

Chậm phát triển trí tuệ (hay bệnh ngu đần) là bệnh lý do thiểu năng giáp bẩm sinh làm trẻ chậm phát triển tinh thần và thể chất. Nếu không được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, trẻ sẽ tử vong hoặc lùn và đần độn suốt đời.

Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng người có trí tuệ dưới mức trung bình, khả năng tư duy chậm; khả năng học tập chậm hơn so với người cùng lứa tuổi; chậm phát triển kỹ năng “thích ứng” như: giao tiếp, tự chăm sóc, tự định hướng.

Nguyên nhân

Yếu tố nguy cơ trước sinh: đột biến nhiễm sắc thể - hội chứng Down; bệnh chuyển hóa - di truyền; nhiễm trùng trong bào thai; suy dinh dưỡng bào thai.

Yếu tố nguy cơ trong sinh: đẻ non dưới 37 tuần; ngạt khi sinh phải điều trị bằng oxy, thở máy; can thiệp sản khoa; vàng da nhân; hạ đường huyết sau sinh nặng kèm theo suy hô hấp nặng.

Yếu tố nguy cơ sau sinh: nhiễm khuẩn thần kinh: viêm não, màng não; suy hô hấp năng; chấn thương sọ não; động kinh không kiểm soát; suy dinh dưỡng nặng; một số hội chứng nội tiết - chuyển hóa - di truyền.

Cách phát hiện sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ

Rất khó nhận biết ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên trẻ sinh ra thường có cân nặng cao nhưng sau đó rất chậm tăng thêm cân; ít khóc, ít vận động, ăn kém; trông đần độn, thờ ơ với mọi vật, ngủ ít; thân nhiệt thường thấp, da khô lạnh và dày, tóc mọc thấp dưới trán; chiều dài cơ thể thường ngắn hơn so với tuổi, nghe khó và hay táo bón.

Dấu hiệu chung để nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ

Khả năng đáp ứng chậm chạp hoặc không đáp ứng với nhiều người khác, với mọi việc diễn ra xung quanh; khả năng diễn đạt không rõ ràng về các suy nghĩ, tình cảm, nhu cầu bản thân; khả năng tiếp thu chậm về ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ không lời; khả năng hiểu chậm về những điều gì nghe, sờ, nhìn thấy; khả năng ra quyết định chậm kể cả việc đơn giản; khả năng tập trung kém trong mọi hoạt động; khả năng nhớ hạn chế.

C.L

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn