Giá đỗ sống ăn thế nào cho an toàn?
Cập nhật ngày: 24/05/2016 04:33:30
Nhiều người thích ăn giá đỗ sống, tuy nhiên, chưa biết mức độ, cách ăn thế nào là an toàn.
Ảnh minh họa
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, khi chọn giá đỗ nên chọn giá cong queo, giá nhỏ, nhiều rễ và về nhà vặt bớt rễ để không độc.
Nếu giá nhạt, dài và ít rễ, trắng thì chắc chắn dùng thuốc ngâm.
Giá đỗ đang có nguy cơ ngộ độc cao, bởi thường làm ở nhiệt độ 30 - 35 độ C - môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Nhiều người thích ăn giá đỗ sống, tuy nhiên, chưa biết mức độ, cách ăn thế nào là an toàn. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh tư vấn như sau:
- Không nên ăn quá 550g giá sống mỗi ngày.
- Ăn giá sống nếu chưa rửa sạch sẽ nhiễm vi sinh vật, bởi nước ngâm giá chưa chắc là nước sạch.
- Hãy chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch pha muối, nhằm loại bỏ vi sinh vật nguy hiểm.
Ngoài ra:
- Giá đỗ không nên xào chung với gan lợn vì vitamin C bị oxy hóa dinh dưỡng mất hết tác dụng.
- Người thể hàn không nên ăn giá đỗ. Người có sức khỏe yếu, chân tay lạnh thiếu lực, đi ngoài phân lỏng không nên sử dụng giá đỗ vì sẽ làm khí huyết trệ, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, đau bụng đi ngoài…
- Không ăn giá đỗ khi đang uống thuốc, vì hoạt chất khử độc tự do của giá sẽ giải luôn tác dụng của thuốc đang uống.
- Không ăn giá đỗ khi đói bụng, vì vitamin C, E cao, giá có tính hàn nên ăn khi đói sẽ đau bụng, không tốt cho dạ dày, có thể dẫn đến bệnh đau dạ dày mãn tính nếu đau bụng thường xuyên.
Nên chọn loại giá đỗ cọng ngắn, thân gầy, dài 2-3 cm là giàu dinh dưỡng, vitamin nhất. Và cọng giá giàu dinh dưỡng và vitamin nhất là khi hạt đậu bắt đầu nảy mầm.
Vì vậy, bạn nên chọn cọng giá có độ dài khoảng 2-3 cm. Không nên chọn cọng giá dài 10cm thì chất dinh dưỡng bị tổn thất đến 20%, trong đó có 74% lượng vitamin C bị mất. Khi xào, nấu phải dùng lửa to để giữ được lượng vitaminC.
Ngọc Hà (GiadinhNet)