Những điều cần hết sức lưu ý khi ăn cá
Cập nhật ngày: 05/09/2013 06:21:01
Rất nhiều loại cá sau khi được đánh bắt đã được ướp lạnh trên tàu và sau một thời gian ngắn mới được chuyển về đất liền. Nếu thời gian ướp lạnh không quá lâu thì sau khi rã đông, cá vẫn còn nguyên giá trị dinh dưỡng như cá tươi mới được đánh bắt.
Dưới đây là những điều bạn cần biết khi ăn cá:
1. Cá đông lạnh có giá trị dinh dưỡng ngang với cá tươi
Rất nhiều loại cá sau khi được đánh bắt đã được ướp lạnh trên tàu và sau một thời gian ngắn mới được chuyển về đất liền. Nếu thời gian ướp lạnh không quá lâu thì sau khi rã đông, cá vẫn còn nguyên giá trị dinh dưỡng như cá tươi mới được đánh bắt.
Ảnh minh họa
2. Cá có lợi cho sức khỏe chủ yếu là nhờ thành phần axit béo omega-3 có trong cá
Hầu hết các loại cá đều có chứa axit béo omega-3, đặc biệt là cá hồi, cá thu và cá trích... Loại axit béo này là tiền chất của DHA và có tác dụng giúp các tế bào trong cơ thể người hoạt động tốt. Axit béo omega-3 đặc biệt tốt cho não, làn da, bệnh tim mạch, huyết áp, giảm nguy cơ tiểu đường, giảm cân và các cơn hen phế quản, giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấp, chống trầm cảm...
Vì cơ thể của chúng ta không đủ loại axit thiết yếu này nên chúng ta phải hấp thu chúng từ thực phẩm, tốt nhất là từ cá.
3. Cá có thể nhiễm giun sán
Cũng giống như nhiều loài động vật, chim thú hoang dã, cá có thể ăn phải các trứng sán có nhiều ngoài môi trường. Khi vào cơ thể động vật, trứng sán phát triển thành các ấu trùng, nang sán và cư ngụ ở trong nội tạng động vật. Cá nước ngọt có nguy cơ này cao hơn cả. Một trong số những loài kí sinh trùng mà cá nhiễm phải là sán dây.
Loại ký sinh trùng này nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2m và gây ra những cơn đau quằn quại, giảm cân và bệnh thiếu máu.
4. Ăn cá thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, đột quỵ
Axít béo omega-3 trong cá có tính chất chống viêm nên có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm mãn tính tới 52%, từ đó góp phần giảm nguy cơ mắc các huyết áp, đột quỵ... Nó đồng thời cũng giúp hạ huyết áp, giảm nhịp tim bất thường và giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 36%.
Tuy nhiên, nếu không biết cách ăn cá, bạn có thể gặp phải những nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, khi ăn cá, bạn cần ghi nhớ những điều sau đây:
1. Không ăn cá khi đói
Ăn cá khi đói có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric mà axit này có thể gây ra các tổn thương ở mô. Mà sự tổn thương mô lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh gout, bạn không nên ăn cá lúc đang đói.
2. Không nên ăn cá sống
Nhiều người đã nói rằng ăn cá càng tươi càng tốt và cho rằng cá sống là bổ dưỡng nhất. Nhưng trong thực tế đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Cá sống thường chứa các kí sinh trùng và nếu không nấu chín thì không thể tiêu diệt các kí sinh trùng đi. Nếu ăn cá sống, các kí sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, trường hợp nghiêm trọng thậm chí dẫn đến ung thư gan.
3. Không nên ăn mật cá
Theo nhiều bác sĩ Đông y, mật cá sau khi được điều chế thành thuốc thì có thể được sử dụng để làm thuốc để chữa bệnh, ví dụ như trị bệnh đau mắt, đỏ mắt, viêm họng, viêm loét ác tính...
Tuy nhiên, thực tế, điều này lại cực kì nguy hiểm. Ăn mật cá rất dễ gây ngộ độc và thậm chí nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là mật cá trắm, cá chép. trong mật cá thường có chất tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Do đó khi làm thực phẩm cần rửa thật sạch, nấu nướng ký, tốt nhất nên bỏ mật, lòng cá.
Theo Giađinhnet