Hy Lạp cổ đại sụp đổ do hạn hán

Cập nhật ngày: 17/08/2013 18:29:10

Một đợt siêu hạn hán kéo dài 300 năm là lý do chính dẫn đến sự sụp đổ của nhiều nền văn hóa ven Địa Trung Hải, trong đó có Hy Lạp cổ đại.


Hy Lạp cổ đại rất có thể suy tàn vì siêu hạn hán. Ảnh: Wikimedia Commos

Nghiên cứu trên vừa được công bố hôm thư tư vừa qua trên tạp chí PLOS ONE. Theo nghiên cứu, sự sụp đổ của nhiều nền văn minh Địa Trung Hải, trong đó có Hy Lạp cổ đại vào 3.200 năm trước chủ yếu do sự sụt giảm lượng mưa dẫn đến mất mùa. Điều này làm gia tăng nạn đói và tình trạng xung đột giữa các quốc gia. Văn hóa Hittite là nền văn hóa tiêu biểu đã biến mất ở khoảng thời gian này.

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về nguyên nhân sự sụp đổ của nền văn minh Hy Lạp. Một số nhà khảo cổ cho rằng, lý do chính đến từ những khó khăn về kinh tế. Trong khi một số khác nói rằng, đó là do thiên tai nghiêm trọng như sóng thần, động đất và siêu hạn hán.

Trường Đại học Paul Sabatier, Pháp đã thực hiện một cuộc thu thập các lớp trầm tích cổ đại tại hồ nước Larnaca Salt, cộng hòa Síp. Nhóm khoa học cho biết, nơi đây từng là bến cảng nhộn nhịp vào hàng ngàn năm trước đây.

Phân tích các lớp trầm tích, các chuyện gia nhận thấy, lượng sinh vật phù du và phấn hoa từ cỏ biển đã có sự suy giảm rõ rệt vào năm 1450 trước công nguyên. Điều này dẫn đến khu vực nông nghiệp bị thu hẹp dần trong khoảng 600 năm đến khi được phục hồi vào năm 850 trước công nguyên.

Các tác giả của nghiên cứu cho biết thêm, sự thay đổi khí hậu gây mất mùa, nạn đói diễn ra tràn lan dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng khiến nhiều người phải di cư đến nơi khác để sinh sống.

Theo ông David Kaniewski, một nhà khảo cổ học người Pháp thì những nền văn hóa cổ đại thường suy tàn do nguồn tài nguyên cạn kiệt và tình trạng chiến tranh tranh giành của cải diễn ra ở khắp nơi.

Nguồn: Đức Huy-VnExpress

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn