Phát hiện Mặt trăng thứ hai
Cập nhật ngày: 18/11/2021 10:20:00
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện một tiểu hành tinh cách Trái đất 14,5 triệu km mang tên Kamo’oalewa (tiếng Haiti nghĩa là thiên thể nhảy múa) và được mệnh danh là Mặt trăng thứ hai. Các kết quả quan sát mới nhất cho thấy Kamo’oalewa có thể là một mảnh của Mặt trăng, tách ra khỏi bề mặt Mặt trăng trong một vụ va chạm xa xưa.
Ảnh minh họa Mặt trăng thứ hai của Trái đất
Hiện Kamo’oalewa có quỹ đạo hình xoắn ốc khi bay quanh Trái đất. Tiểu hành tinh này có kích thước nhỏ với bề ngang khoảng 50m và phản xạ ánh sáng yếu khi quan sát bằng mắt thường. Vì thế, để nghiên cứu đối tượng, giới khoa học phải dùng đến các kính viễn vọng mạnh nhất hiện tại.
Theo báo cáo đăng trên tạp chí Nature Communications Earth and Environment, tác giả Ben Sharkey, nghiên cứu sinh Đại học Arizona (Mỹ), phát hiện những điểm tương đồng giữa Kamo’oalewa và các mẩu đá Mặt trăng thu thập được từ những sứ mệnh Apollo của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).
Nhóm nghiên cứu của B.Sharkey cho biết, Kamo’oalewa được sinh ra sau một vụ va chạm dữ dội của Mặt trăng cách đây từ 50.000-100.000 năm trước. Ước tính sau 300 năm nữa nó sẽ tự phá vỡ quỹ đạo và bay đi.
Theo PHƯƠNG AN (SGGPO)