Phát hiện mới về sự tiến hóa của ngôn ngữ
Cập nhật ngày: 16/05/2013 06:34:44
Cuộc nghiên cứu hai tổ tiên người đến từ Nam Phi cho thấy sự tiến hóa của xương tai giữa quyết định họ có thể nghe được cái gì.
Xương tai giữa cực hiếm của người cổ đại - Ảnh: Đại học Binghamton/Rolf Quam
Sự kết hợp giữa các đặc điểm giống khỉ và người ở xương tai giữa của hai chi người cổ đại đã tuyệt chủng cho thấy tổ tiên con người có thể đã bắt đầu tiến hóa bộ phận mà chi Vượn người phương nam không có.
Đó là sự nhạy cảm với các tần số tầm trung mà con người hiện đại dùng cho hoạt động nói, theo báo cáo trên chuyên san PNAS.
Những phần xương nhỏ ở tai giữa của người Australopithecus africanus và Paranthropus robustus cho thấy những đặc điểm ở người hiện đại có liên quan đến sự tiến hóa của ngôn ngữ.
Nhà cổ nhân chủng học Rolf Quam của Đại học Binghamton (Mỹ) diễn giải rằng sự tương đồng giữa hai chi người sống ở những giai đoạn khác nhau chỉ ra rằng đặc điểm quan trọng trên có nguồn gốc hết sức sâu xa.
Được biết, người Australopithecu sống cách đây từ 3,3 đến 2,1 triệu năm, còn người Paranthropus từ 1,8 triệu năm trước.
Chuyên gia Quam và đồng sự đã lên kế hoạch sử dụng ảnh quét CT hóa thạch và việc tái tạo ảnh 3D các đặc điểm giải phẫu học của xương tai trong để xác định được chính xác con người thời đó đã nghe những loại âm thanh gì.
Nguồn: Hạo Nhiên-thanhnien.com.vn