Phòng tránh bệnh HIV/AIDS như thế nào?
Cập nhật ngày: 06/09/2017 04:53:09
HIV/AIDS là căn bệnh đại dịch thế kỷ, cướp đi mạng sống của nhiều người trên thế giới, không từ một ai. Hiện chưa có thuốc đặc trị hay một phương pháp nào tiêu diệt được căn bệnh này.
Chúng ta chỉ có thể khống chế virus HIV/AIDS bằng các biện pháp phòng tránh cũng như thuốc Retrovirut làm hạn chế sự sinh sôi, phát triển của virus, kéo dài thời gian cho bệnh nhân mà thôi. Vậy phải phòng tránh bệnh HIV/AIDS bằng cách nào?
Chung thủy một vợ một chồng.
Không quan hệ với nhiều người, nhất là không được quan hệ với nhiều gái mại dâm khi không biết rõ sức khỏe của họ.
Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và đường miệng.
Khi phát hiện mắc bệnh HIV/AIDS cần báo với bạn tình biết và cùng đi khám xét chữa trị bệnh kịp thời, tránh lây bệnh cho người khác.
Không dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ tiêm chích.
Phải xét nghiệm, kiểm tra kỹ trước khi truyền máu cho người bệnh.
Nhân viên y tế cần thực hiện tốt quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các thủ thuật tiêm chích trên người bệnh, đeo găng tay bảo vệ khi truyền máu và khi tiếp xúc với các dịch nôn, máu... của người mắc bệnh.
Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu... với người mắc bệnh.
Không phải bất kỳ người mẹ nào nhiễm HIV cũng đều lây truyền sang con, vì vậy khi biết mẹ bị nhiễm HIV cần đến ngay cơ sở y tế để có chế độ chăm sóc tốt nhất phòng tránh lây nhiễm bệnh sang con.
Nếu mẹ nhiễm HIV/AIDS sinh con ra có đủ khả năng kinh tế thì nên cho con ăn sữa bột ngoài hoàn toàn.
Nếu mẹ không đủ khả năng kinh tế thì nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nghiêm cấm không cho trẻ ăn thêm thức ăn ngoài hoặc sử dụng núm vú cao su cho trẻ, vì làm vậy sẽ khiến dạ dày trẻ non nớt bị tổn thương khiến HIV dễ dàng xâm nhập vào trẻ hơn.
Cẩn thận thì bạn hãy yêu cầu bệnh viện xét nghiệm lại máu trước khi truyền. Xét nghiệm không chỉ để tìm kháng thể kháng HIV mà còn để loại trừ các bệnh khác như sốt rét, giang mai, viêm gan B…
Nếu vài tháng nữa bạn có kế hoạch phẫu thuật và sẽ cần máu thì có thể yêu cầu bệnh viện trích máu của mình từ bây giờ để dự trữ nếu điều kiện sức khỏe cho phép. Như vậy bạn tránh dùng máu của người khác, không sợ nguy cơ lây HIV.
Hoặc bạn cũng có thể xin máu trước của một người thân bạn biết rõ không nhiễm HIV, để không phải dùng máu của bệnh viện. Làm vậy là rất hay, vì vừa được an toàn, vừa tiết kiệm được máu cho bệnh viện.
Trong dịch vụ y tế, các dụng cụ nhìn chung đều được khử trùng, nên không đáng ngại. Song, nếu bạn còn lo thì hãy hỏi bác sĩ dụng cụ đã được tiệt trùng, đã đảm bảo an toàn chưa và yêu cầu tiệt trùng dụng cụ. Đây là quyền lợi của bạn.
Ngoài ra, khi đi cạo râu hoặc sửa móng tay ở hiệu, bạn có thể yêu cầu người làm rửa sạch dụng cụ và cẩn thận hơn nữa là lau bằng cồn.
Nếu có đi xǎm mình, bạn nhất thiết phải yêu cầu tiệt trùng dụng cụ thật cẩn thận trước khi xǎm, vì tiệt trùng không phải chỉ để tránh lây nhiễm HIV mà còn để tránh nhiễm trùng do dụng cụ bẩn. Tốt nhất là hạn chế xăm mình nhiều và xăm ở những nơi không uy tín, dụng cụ không đảm bảo an toàn.
Trên đây là những cách phòng tránh HIV/AIDS mà bạn phải biết để không vướng phải căn bệnh thế kỷ này.
Thái Thị Hậu (Vietnamnet)