Tập đoàn Sao Mai góp phần cùng An Giang cất cánh

Cập nhật ngày: 02/01/2019 11:07:22

Thời gian gần đây, xoay sở vận dụng sáng tạo của An Giang đang cởi mở hơn đã thiết lập được mối quan hệ chia sẻ giữa chính quyền địa phương với cộng đồng doanh nghiệp trở nên thân tình hơn. Ranh giới phân biệt giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước đã “mờ dần”, đó là điều rất đáng quí. Minh chứng cho điều này phải kể đến sự phát triển rất mạnh của Tập đoàn Sao Mai.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tính tiên phong của Tập đoàn Sao Mai trong nền kinh tế 4.0

Nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng bộ An Giang đã và đang lập được những kỳ tích tháo gỡ các “điểm nghẽn” nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính, vận dụng linh hoạt các chính sách điều hành vĩ mô, xây dựng thành công “Đề án tạo quỹ đất thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao”, thiết lập “Chương trình hành động về phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016 – 2020 định hướng đến năm 2025 để kết nối các khu du lịch trọng điểm” là những bước tiến dài.

Cái khó bó cái khôn

Với đường biên giới dài gần 100km tiếp giáp với 2 tỉnh Takeo và Kandal của Vương quốc Campuchia nên An Giang có điều kiện để phát triển kinh tế biên giới. Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành nên vùng đất đầu nguồn châu thổ cũng đã mang lại cho An Giang những nét văn hóa đặc trưng của 4 dân tộc Kinh – Hoa – Chăm – Khmer thể hiện qua những công trình kiến trúc xưa để lại. Ngoài ra, cùng với sự ưu đãi của thiên nhiên cũng đã mang đến cho địa phương những danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch văn hóa lịch sử, tâm linh và sinh thái.

Song những lợi thế của An Giang chưa phải là quá độc đáo để khiến cho nhà đầu tư không thể không đến. Mặt khác, vị trí địa lý cách xa các cơ quan cấp trung ương nên việc tiếp cận để nắm bắt những thông tin “đặc biệt” cũng rất hạn chế. Đường hàng không chưa có đã đành thì ngay cả hạ tầng giao thông vận tải đường thủy, đường bộ cũng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Thêm nữa, mỗi khi mùa mưa đến cộng với nước lũ dâng cao hàng năm đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho hạ tầng vốn đã yếu kém càng trở nên khó khăn hơn.

Còn nhớ một thời gian khá dài nhiều định chế của Nhà nước thì vận dụng chung chung, không linh hoạt để tạo bước đột phá. Trong khi mặt bằng dân trí của An Giang chưa cao so với các tỉnh trong khu vực nên rất khó thu hút nguồn nhân lực tốt và giỏi. Các thành phần ưu tú này luôn tìm cách trụ ở các thành phố lớn, địa phương nơi có các thể chế “chiêu hiền đãi sĩ” tốt hơn. Từ đó khiến cho doanh nghiệp ở An Giang tuyển dụng nhân sự cũng khó khăn theo.

Vượt lên thách thức

Chỉ mới 9 tháng đầu năm, doanh thu Sao Mai Group (ASM) đạt gần 6.000 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt trên 1.100 tỷ đồng, gấp 9,3 lần so với cùng kỳ năm 2017 và vượt 25% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Kết quả này đã đưa Sao Mai lần đầu tiên góp mặt trong danh sách câu lạc bộ lãi nghìn tỷ. Và, Sao Mai đã là 1 trong những Tập đoàn kinh tế đa ngành lớn nhất Việt Nam.


Ông Lê Thanh Thuấn - Chủ tịch Tập đoàn Sao Mai - Nhà đầu tư chiến lược cho những dự án trọng điểm

Ông Lê Thanh Thuấn – Chủ tịch Tập đoàn cho biết, doanh thu tăng chủ yếu từ các lĩnh vực chủ chốt: bất động sản, đặc biệt là nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, bột mỡ cá, thức ăn cho cá (Sao Mai Super Feed) và du lịch mà trong đó ASM thực hiện tái cấu trúc xong 2 Công ty Cổ phần Du lịch An Giang và Đồng Tháp đã mở nút thắt cho ngành công nghiệp không khói tăng mạnh. Chắc chắn, năm 2018 tổng doanh thu của Sao Mai sẽ thừa sức đạt kế hoạch ĐHCĐ đề ra là 9.800 tỷ đồng. Sự tăng tốc của Tập đoàn đến từ nội lực và tác động của chính sách điều hành vĩ mô từ Đảng bộ An Giang là yếu tố rất quan trọng.

Ông Thuấn chia sẻ thêm, thành quả của Tập đoàn Sao Mai đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước khoảng 1.000 tỷ đồng hàng năm. Và mỗi năm, Tập đoàn đã chi không dưới 20 tỷ đồng cho công tác từ thiện vì cộng đồng. Điều đáng nói hơn cả là Sao Mai đã tạo việc làm ổn định, mang lại thu nhập cao cho gần 10.000 lao động trong và ngoài tỉnh. Đây là những con số đã nói lên tầm ảnh hưởng rất lớn của ASM đối với mục tiêu phát triển kinh tế của An Giang nói riêng và cả nước nói chung. Trong giai đoạn nền kinh tế đang chuyển mình tăng tốc thì bất cứ doanh nghiệp nào đóng góp cho xã hội nhiều cũng xứng đáng trân trọng và tôn vinh. 10 năm về trước, chủ doanh nghiệp tư nhân ít nhiều bị văn hóa phân biệt thì nay đã không còn tồn tại. Đó chính là thiên đường để GDP An Giang phát triển.

Trở lại câu chuyện, làm thế nào để bứt phá tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội địa phương thì An Giang cần phải có những bước đi ngoạn mục hơn nữa. Lao động phải có nhiều việc làm, xã hội phải tích tụ được nhiều vốn, nhiều doanh nghiệp quản trị giỏi, nguồn nhân lực sắc sảo, nhạy bén, có hạ tầng cơ sở hiện đại,... là thước đo chính xác nhất để đánh giá được ý thức hệ của lãnh đạo. Lãnh đạo tỉnh thấu hiểu và đang nỗ lực để bứt phá. Khát vọng biến địa danh An Giang thành địa phương đáng tự hào cho thế hệ hôm nay và mai sau đang dần được định hình ngay trong nhiệm kỳ của “đổi mới và sáng tạo”.

Thanh Thanh

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn