Tọa đàm về lĩnh vực văn hóa, giáo dục khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Cập nhật ngày: 01/04/2019 05:40:53

ĐTO - Trong 2 ngày 29 – 30/3, tại Đồng Tháp đã diễn ra buổi tọa đàm “Thực trạng triển khai chiến lược 2010 – 2020 và những định hướng cho chiến lược 2020 – 2030 trên lĩnh vực văn hóa khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” và “Thực trạng triển khai chiến lược 2010 – 2020 và những định hướng cho chiến lược 2020 – 2030 trên lĩnh vực giáo dục khu vực ĐBSCL”.

Đồng chí Phan Thanh Bình - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng, đồng chí Lê Minh Hoan – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội nghiên cứu lịch sử, văn hóa, giáo dục trường đại học, cao đẳng các tỉnh khu vực ĐBSCL đã tham dự.


Đồng chí Phan Thanh Bình – Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (trái) và đồng chí Lê Minh Hoan – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (phải) chủ trì tọa đàm 

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu là những chuyên gia, cán bộ lãnh đạo đã nêu những thực trạng, vai trò, vị trí của văn hóa và kinh tế, chính trị; những tác động tiêu cực, tích cực liên quan đến văn hóa ứng xử, tâm linh, những thay đổi trong mối quan hệ xã hội, gia đình. Văn hóa vùng miền, bảo tồn di sản, bản sắc, giao thoa văn hóa giữa các dân tộc đang sinh sống tại khu vực ĐBSCL. Mối quan hệ giữa văn hóa trong chính trị, xây dựng văn hóa cơ sở...

Đối với lĩnh vực giáo dục, các chuyên gia cho rằng nếu đề cập đến công nghiệp hóa, hội nhập quốc tế, dịch chuyển lao động, công nghệ 4.0 cần phải chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực được đào tạo phải đảm bảo về chất lượng, đáp ứng những thay đổi liên tục của thế giới. Kinh tế, văn hóa, giáo dục phải được liên kết chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên để chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục đáp ứng được xu hướng mới cần quan tâm đến việc đào tạo theo năng lực, ngoại ngữ, đổi mới giáo trình, phương pháp giảng dạy...

Những ý kiến của các chuyên gia tại buổi tọa đàm đã phản ánh trung thực thực tiễn cuộc sống, nghiên cứu chuyên sâu với hàm lượng khoa học cao, cứ liệu thuyết phục, là cơ sở tin cậy để tiếp thu, xây dựng báo cáo, đề ra, tác động, thực hiện các chính sách thay đổi, quản lý, vai trò, giai đoạn, định hướng liên quan đến văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc, chất lượng giáo dục của vùng ĐBSCL trong giai đoạn 2020 – 2030.

C.Phương

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn