Người ngừng hút thuốc sau 20 năm vẫn có nguy cơ ung thư phổi
Cập nhật ngày: 15/10/2014 04:50:16
Phổi của người từng hút thuốc lá có thể bắt đầu phát triển khối u ác tính đe dọa tính mạng thậm chí 20 năm sau khi ngừng hút thuốc.
Báo The Independent dẫn kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học phát hiện ra rằng các đột biến ban đầu trong các tế bào phổi do nhiễm khói thuốc lá có thể nằm chờ cho đến khi phát triển thành tế bào ung thư. Các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích di truyền của tế bào ung thư phổi và nhận thấy một sự thay đổi đáng ngạc nhiên trong mỗi khối u về các đột biến gien gây ra căn bệnh này.
Hình ảnh của một lá phổi bị ung thư
Ung thư phổi có tỷ lệ sống sót thấp, chỉ 10 % bệnh nhân có thể sống thêm 5 năm sau khi chẩn đoán. Giáo sư Charles Swanton tại Viện nghiên cứu London nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh cho biết hiểu được cách tế bào ung thư phát triển càng giúp chúng ta hy vọng rằng có thể bắt đầu chẩn đoán sớm hơn nữa ung thư phổi.
Giáo sư Nic Jones, nhà khoa học nghiên cứu ung thư Anh, cho biết: “Nghiên cứu thú vị này nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm ra cách tốt hơn để phát hiện ung thư phổi khi nó vẫn còn đang ẩn dật”. Cũng như nhiều loại ung thư khác, việc phát hiện sớm ung thư phổi đóng vai trò quyết định về sự sống của bệnh nhân. Nếu có thể ngăn chặn căn bệnh từ trong trứng nước và xử lý nó trước khi nó đã bắt đầu tiến hóa có thể tạo sự khác biệt thực sự trong việc giúp đỡ nhiều người sống sót.
Ngoài ra, phát hiện này cũng càng khẳng định sự nguy hại của thuốc lá với sức khỏe nói chung và ung thư phổi nói riêng.
Trên thế giới mỗi năm có hơn 40.000 người được chẩn đoán bị ung thư phổi.
HUY QUỐC (SGGPO)