Thấu hiểu để chăm sóc tốt người lớn tuổi

Cập nhật ngày: 17/02/2015 04:49:37

Chăm sóc người lớn tuổi là một việc không hề đơn giản. Người chăm sóc không chỉ cần có sự tận tâm trong chăm sóc thể chất mà còn phải thấu hiểu tâm lý của người lớn tuổi.

Tâm trạng của người lớn tuổi thường dễ trở nên tiêu cực do hậu quả của tình trạng phụ thuộc, vậy làm thế nào để giúp họ tự tin vui sống?

Thấu hiểu nỗi sợ

Người lớn tuổi rất sợ cô đơn. Ai cũng muốn được gần gũi, vui vầy bên con cháu. Đó là niềm vui mà họ coi là cái phúc của cuộc đời. Hạnh phúc nào bằng khi thấy cô cháu gái líu lo kể chuyện trên lớp và hát cho ông nghe? Niềm vui nào bằng khi cả nhà được quay quần bên mâm cơm cuối tuần và trò chuyện rôm rả? Đặc biệt là lúc bệnh tật, họ cần con cháu ở bên cạnh chăm sóc, động viên hơn bao giờ hết.

Nhưng họ cũng rất sợ mình trở thành gánh nặng cho con cháu, sợ con cái phải tốn kém vì bệnh tật của mình, sợ mình phải lệ thuộc vào con cháu từ những việc nhỏ nhặt như lấy một ly nước, một chén cơm đến những việc nhạy cảm như đi vệ sinh. Nỗi sợ ấy cũng xuất phát từ tình yêu thương, sợ làm khổ con cháu.

Vì thế, hãy yêu thương cả nỗi sợ của cha mẹ, và dành sự quan tâm chân thành để giúp họ vượt qua mặc cảm và bệnh tật để sống vui khỏe hơn. Hãy gần gũi trò chuyện và năng hỏi han để ba mẹ không cô đơn. Nếu cha mẹ buồn lòng vì bệnh tật, hãy động viên ông bà lạc quan về tương lai và tạo niềm tin về khả năng hồi phục. Hãy kiên nhẫn và chăm sóc bằng một thái độ vui vẻ và tránh than phiền trước mặt họ.

Tư vấn từ chuyên gia

PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, khi chăm sóc người lớn tuổi bị bệnh, người nhà thường lầm tưởng rằng cần phải làm thay các cụ mọi việc mới là hiếu thảo. Nhưng đôi khi như vậy đôi khi lại không tốt cho sức khỏe của người bệnh. Đã từng được chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia từ nhãn hàng tã giấy số một Nhật Bản - Lifree, bác sĩ cho biết người Nhật có một quan điểm rất tiên tiến và đáng học tập trong cách chăm sóc người cao tuổi. Họ quan niệm rằng, dù già yếu nhưng người cao tuổi nên cố gắng tự chủ trong cuộc sống.

Theo đó, người chăm sóc nên khuyến khích người bệnh tự chủ hơn, và chỉ nên giúp đỡ khi thật sự cần thiết. Nhất là đối với người có thể đi lại được hoặc đi lại nhờ sự trợ giúp, người bệnh nên được khuyến khích tự đi vệ sinh trong toilet, sử dụng tã quần dành cho người lớn. Do tã quần rất dễ kéo lên xuống nên người dùng có thể tự mình thao tác khi đi vệ sinh thay vì hoàn toàn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác. Việc tự chủ trong vệ sinh như vậy giống như những bài tập nhỏ giúp người bệnh từng bước hồi phục và dần làm chủ cuộc sống trở lại. Hơn nữa, việc đi lại cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn vì miếng tã không bị trượt xuống khi đi lại.

Còn đối với những người không thể đi lại, họ sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong việc chăm sóc cá nhân hơn. Tuy nhiên, người nhà cũng có thể giúp người bệnh tự chủ trong những việc nhỏ tùy theo khả năng. Người bệnh có thể tự xúc ăn nếu tay còn khỏe, tự di chuyển trên giường và tập luyện nhẹ nhàng. Việc luyện tập còn giúp phòng chống loét tì đè, do người bệnh nằm lâu có nguy cơ loét tì đè rất cao. Loét tì đè thường do người bệnh nằm một chỗ lâu ngày không vận động và do ẩm ướt trên da, nên vùng da bị đè cấn bị hoại tử. Vì vậy, người nhà nên giúp người nhà tập luyện, thụ động hoặc chủ động, và chọn loại tã dán có màng đáy thoáng khí để vừa dễ thay trong tư thế nằm, vừa đảm bảo độ thấm hút, khô ráo và thoáng khí để hỗ trợ chống loét tì đè. Ngoài ra, người nhà cũng có thể sử dụng thêm miếng lót bổ sung giúp dễ dàng thay thường xuyên và giữ vệ sinh cho người bệnh, hoặc tấm đệm lót để giúp bảo vệ giường bệnh xe lăn.

Chăm sóc cho người lớn tuổi không đơn giản, nhưng cũng không hề khó nếu như người nhà nắm được những kiến thức cơ bản và quan tâm tìm hiểu. Chỉ cần một chút quan sát, một chút lắng nghe từ con cháu cũng sẽ giúp bố mẹ, ông bà dần tìm lại được niềm vui trong cuộc sống và tận hưởng tuổi già.

Theo Dân Trí

 

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn