Tiếng lục cục trong ổ khớp là dấu hiệu bệnh gì?
Cập nhật ngày: 29/08/2015 04:24:49
Những tiếng lục cục phát ra trong ổ khớp khi hoạt động có thể chỉ là một hiện tượng vật lý thông thường. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên và kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì khả năng ổ khớp đó đã bị các bệnh lý về xương khớp là rất cao.
Khớp bị thoái hóa thường xuất hiện tiếng kêu lục cục khi vận động (ảnh minh họa)
Lý giải về nguyên nhân gây ra những tiếng kêu lục cục này, các bác sỹ chuyên khoa cho biết: Sự phục hồi, đổi mới sụn khớp luôn diễn ra trong quá trình phát triển của con người. Tuy nhiên, khi tuổi càng cao, sự lão hóa gia tăng nhanh chóng thì sự phục hồi này sẽ suy giảm dẫn đến tình trạng các sụn khớp dần bị phá hủy, nứt nẻ và ngày càng mỏng đi. Hơn nữa, những tổn thương sụn khớp trong quá trình lão hóa còn làm giảm tiết dịch khớp và gây ra hiện tượng khô khớp.
Khi lớp sụn quá mỏng, bị hư hại nhiều và chất hoạt dịch ít đi, các khớp xương sẽ hoạt động không còn “trơn tru”, hai đầu xương cọ xát vào nhau và gây ra những tiếng kêu lục cục khi cử động khớp. Đó chính là biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp.
Quá trình này diễn ra khá âm thầm nên nhiều người bệnh chỉ đi khám khi các khớp xương bị tổn thương nghiêm trọng gây ra những cơn đau nhức làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Đây là nguyên nhân làm cho việc điều trị bệnh thoái hóa khớp trở nên khó khăn, kéo dài và tốn kém.
Vì thế, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời ngay khi thấy khớp phát ra những tiếng kêu lục cục, lạo xạo, đặc biệt là có kèm theo triệu chứng đau khi hoạt động, cứng khớp vào buổi sáng…
Nên điều trị thoái hóa khớp như thế nào cho hiệu quả?
Theo các chuyên gia xương khớp, thoái hóa khớp là một bệnh mạn tính xảy ra đồng thời với sự lão hóa của con người nên rất khó điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy vậy, nếu có phương pháp hợp lý và khoa học thì người bệnh vẫn có thể kiểm soát và cải thiện được tình trạng thoái hóa một cách hiệu quả.
Trước hết, người bệnh cần đi khám chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu:
- Đau ở vị trí khớp tổn thương, tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ
- Cứng khớp buổi sáng hoặc sau thời gian ngừng vận động, thời gian cứng khớp dưới 10 phút.
- Có tiếng lục cục bên trong ổ khớp khi vận động
Khi được kê đơn, cần tuân thủ việc uống thuốc và tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
Đồng thời có thể sử dụng các sản phẩm có thành phần từ Cao Rắn Hổ Mang kết hợp với các loại thảo dược thiên nhiên như Ngưu Tất, Tang Ký Sinh, Phòng Phong… và Glucosamin, Collagentyp II để bồi bổ sụn khớp, giảm đau, và giúp người bệnh dễ dàng vận động hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý hạn chế các hoạt động gây hại cho khớp như leo cầu thang, ngồi xổm, mang vác vật nặng, vận động không đúng tư thế…. để bảo vệ hệ xương khớp luôn khỏe mạnh và dẻo dai.
Thanh Tuyền(Dân Trí)