2013: Mãn nhãn với sao chổi khổng lồ

Cập nhật ngày: 10/03/2013 07:16:26

Năm 2013 là lần đầu tiên nhân loại ghi lại được hình ảnh một thiên thạch phát nổ trên không trung và cũng là năm hứa hẹn những hiện tượng thiên văn lạ, với ngôi sao chổi có thể tỏa sáng hơn ánh trăng rằm.

Ngày 15/2/2013 đã đi vào lịch sử thiên văn nhân loại khi con người ghi lại được hình ảnh một thiên thạch lao xuống trái đất và phát nổ trên bầu trời Ural, Nga. Đáng nói, đây là lần đầu tiên ghi nhận những trường hợp bị thương do vụ nổ thiên thạch gây ra và số nạn nhân của thảm họa này cũng cao kỷ lục, với hơn 1.000 người phải nhập viện.


Thế giới có cơ hội chứng kiến những hiện tượng thiên văn
độc đáo trong năm 2013

Không lâu sau vụ thiên thạch lao xuống, trái đất còn phải liên tiếp đối mặt với 2 nguy cơ khác từ các thiên thạch. Sau đó, nhân loại sẽ tiếp tục chứng kiến sao chổi Pan-STARRS, được phát hiện nhờ kính thiên văn ở Hawaii trong tháng 6/2001, bay qua quỹ đạo trái đất. Đáng nói, sao chổi này lớn tới mức có thể quan sát bằng mắt thường, di chuyển Nam bán cầu tới Bắc bán cầu trong ngày 8/3.

Chuyên gia Don Yeomans của Chương trình theo dõi các đối tượng gần trái đất của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, thật khó để dự đoán chính xác độ sáng của của sao chổi Pan-STARRS nhưng việc dễ dàng quan sát được nó mà không cần tới kính thiên văn hay ông nhòm là tin tốt lành cho những người yêu thích thiên văn. Vào trời đêm, sao chổi này sẽ sáng tương đương các ngôi sao trong chòm sao Bắc Đẩu.

Trên thực tế, khả năng phát sáng của Pan-STARRS phụ thuộc hoàn toàn vào cách nó tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và phản chiếu ánh sáng ngược trở lại trái đất. Trên thực tế, sao chổi được hình thành bởi đá và các loại vật chất đóng băng, khiến nó dễ dàng bốc hơi khi bị ánh nắng mặt trời sưởi ấm. Đây là yếu tố quyết định cái đuôi của sao chổi sẽ rực rỡ tới mức độ nào.

Trên thực tế, Pan-STARRS không phải sao chổi duy nhất ghé thăm trái đất trong năm 2013. Một sao chổi khác đang được chú ý hơn nhiều mang tên ISON, mới được các nhà thiên văn Nga phát hiện tháng 9/2012. Đây được coi là sao chổi của thế kỷ, với kích thước đuôi và độ phát sáng mà trong suốt cuộc đời người, họ sẽ chỉ có may mắn được nhìn thấy một lần duy nhất.

ISON sẽ ghé thăm trái đất ngày 28/11 năm nay với độ sáng chưng từng được ghi nhận. Con người hoàn toàn có thể quan sát ISON trong ánh sáng ban ngày trong khi vào thời điểm rực rỡ nhất, nó còn sáng hơn ánh trăng ngày rằm. Đuôi của ISON sẽ tạo thành vệt sáng kéo dài trên bầu trời đêm và tồn tại trong khoảng thời gian không hề ngắn.

Tuy nhiên, cơ hội tận mắt chứng kiến ISON và Pan-STARRS vẫn chưa được các chuyên gia khẳng định 100%. Trên thực tế, sự tồn tại của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào mặt trời và kích cỡ của chính bản thân nó. Nếu chúng còn đủ lượng vật chất để bốc hơi khi tiến gần trái đất, con người sẽ dễ dàng chứng kiến một trong những hiện tượng kỳ thú bậc nhất của thiên nhiên.

Nhưng trong trường hợp lượng vật chất không đủ lớn giúp các sao chổi này có thể tồn tại trước sức thiêu đốt của mặt trời, con người sẽ hoàn toàn không nhận thấy sự tồn tại của chúng bởi hiện thời, khoảng cách giữa những kẻ lang thang này với trái đất vẫn còn rất lớn. Hiện tại, các nhà khoa học cũng loại trừ hoàn toàn những nguy cơ va chạm giữa 2 sao chổi này với trái đất và rất mong chờ chúng ghé thăm.

Theo Infonet

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn