Dự kiến tăng mức phạt giao thông đường bộ, ngân hàng lên cao nhất 1 tỷ đồng
Cập nhật ngày: 15/05/2025 11:11:16
Chính phủ đề xuất tăng mức phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, nhiều nhất gấp 4 lần.
Nội trên được Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, thừa ủy quyền của Thủ tướng trình Quốc hội khoá XV dự Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, diễn ra sáng nay (15/5).
Dự luật lần này, Chính phủ đề xuất nâng mức phạt tiền tối đa so với quy định hiện hành với các lĩnh vực: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; an ninh trật tự, an toàn xã hội; giao thông đường bộ; đê điều; phòng, chống thiên tai; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng...
Lĩnh vực xử phạt
|
Dự kiến mức xử phạt mới
(triệu đồng)
|
Mức xử phạt cũ
(triệu đồng)
|
Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
|
30
|
-
|
An ninh trật tự, an toàn xã hội
|
75
|
40
|
Phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn
|
200
|
50
|
An ninh mạng, an toàn thông tin mạng
|
200
|
100
|
Giao thông đường bộ
|
75
|
150
|
Đê điều
|
250
|
100
|
Xây dựng, lâm nghiệp; đất đai; thị trường bất động sản; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
|
500
|
500
|
Quản lý vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản
|
1 tỷ đồng
|
1 tỷ đồng
|
Chính phủ cho rằng, việc tăng nặng mức phạt để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Việc này cũng đáp ứng yêu cầu cấp bách cần tăng cường quản lý nhà nước trong những lĩnh vực "nóng", xảy ra nhiều hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân trong thời gian qua.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu sáng nay (15/5)
Dự luật cũng bổ sung quy định xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ trong trường hợp hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu không đến nhận và không xác định được người sử dụng hợp pháp.
Các trường hợp cho phép bán ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ gồm: tang vật có thời hạn sử dụng dưới 6 tháng tính từ thời điểm bị tạm giữ và không có điều kiện bảo quản kỹ thuật phù hợp; dễ bị hư hỏng, suy giảm chất lượng; có nguy cơ gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; không có địa điểm bảo quản đáp ứng điều kiện kỹ thuật và không thể thuê kho, bãi, phương tiện bảo quản phù hợp.
Bộ trưởng Tư pháp nhấn mạnh, quy định này góp phần rút ngắn thời gian, quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ; khắc phục tình trạng tồn đọng, quá tải quản lý tang vật và giúp tránh thất thoát, lãng phí tài sản.
Tiền thu được từ việc bán tang vật, phương tiện sẽ được gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu hết thời hạn quy định, người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý tang vật, phương tiện không đến nhận thì tiền thu được nộp vào ngân sách nhà nước.
Dự luật cũng bổ sung nội dung "với địa bàn thành phố Hà Nội, khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương, mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 2 lần mức phạt chung áp dụng với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội, văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm".
Thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban nhận thấy việc bổ sung quy định địa bàn TP Hà Nội được áp dụng mức phạt tăng gấp 2 lần trong một số lĩnh vực như "văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm" là không cần thiết.
Bởi theo cơ quan thẩm tra, mức phạt tiền trong các lĩnh vực này đã được quy định tại Luật Thủ đô năm 2024. Vì vậy, trường hợp không bổ sung nội dung này thì việc xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn thủ đô vẫn được áp dụng riêng theo quy định tại Luật Thủ đô.
Về việc bổ sung một số lĩnh vực được áp dụng mức phạt tăng gấp 2 lần đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương khác, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn.
Đồng thời, đánh giá tác động kỹ lưỡng để làm cơ sở xem xét nội dung này khi sửa đổi toàn diện luật, bảo đảm hài hòa giữa hiệu quả quản lý nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng đề xuất bổ sung mức phạt tiền tối đa 30 triệu đồng với lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Đề xuất bổ sung mức phạt tiền tối đa 100 triệu đồng với lĩnh vực dữ liệu, công nghiệp công nghệ số. Đề xuất mức phạt tiền tối đa 500 triệu đồng đối với hành vi quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Theo VTC News