Phối hợp thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo vệ trẻ em

Cập nhật ngày: 24/05/2020 06:05:29

ĐTO - UBND tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), Công an tỉnh, các sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện các giải pháp bảo vệ trẻ em (TE), học sinh (HS) trước những nguy cơ bị xâm hại, bạo lực, đuối nước, vi phạm pháp luật. Đồng thời giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn các kỹ năng giúp các em bảo vệ bản thân, giúp đỡ TE có nguy cơ vi phạm pháp luật, xây dựng mạng lưới bảo vệ TE tại các xã, phường, câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt tại các điểm trường học.


Huyện Tháp Mười tổ chức hội thi bơi trong chương trình phổ cập bơi phòng, chống đuối nước cho trẻ em

Bảo vệ TE, HS trước nguy cơ bạo lực học đường, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành nhiều văn bản trọng tâm như Quyết định số 1209/QĐ-SGDĐT về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ TE giai đoạn 2016 - 2020; triển khai Nghị định số 80/2017/NĐ/CP của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục (GD) an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở GD tỉnh Đồng Tháp đến năm 2021. Các biện pháp phòng ngừa và Quy trình xử lý bạo lực học đường trong các cơ sở GD.

Sở GD&ĐT đã chỉ đạo thành lập Tổ tư vấn tâm lý học đường ở các trường THCS và THPT thực hiện tư vấn kịp thời cho HS. Các Phòng GD&ĐT, đơn vị trường, cơ sở GD tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề bạo lực, tâm lý HS thuộc Dự án học tập cho TE”. Tại các điểm trường, cán bộ, quản lý, giáo viên có trách nhiệm liên lạc với phụ huynh, cập nhật các thông tin tình hình học tập của các em HS, thông báo đến phụ huynh HS các vấn đề liên quan đến việc học tập, các biểu hiện khác của các em. Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên các đơn vị trường, cơ sở GD thể hiện gương mẫu trách nhiệm, đạo đức trong công tác điều hành, quản lý, dạy và học không để xảy ra tình trạng bạo lực học đường ảnh hưởng đến tâm lý HS. Tất cả các đơn vị trường, cơ sở GD thông tin tuyên truyền các vấn đề bảo vệ TE, HS vào các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt CLB trang bị kiến thức và kỹ năng cho TE, HS biết cách phòng, chống nguy cơ bị xâm hại, đảm bảo quyền học tập của các em trong môi trường sống lành mạnh, thân thiện.

Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL), Sở GD&ĐT phối hợp cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố mở 3.896 lớp phổ cập bơi, dạy cho 98.863 em trong độ tuổi từ 7 - 15 biết bơi. Ngoài ra, Sở GD&ĐT triển khai thực hiện dự án phòng, chống đuối nước TE do Quỹ từ thiện Bloomberg hỗ trợ tại địa bàn 15 xã của 4 huyện, kết quả đã thực hiện mở 128 lớp, dạy bơi cho 2.560 TE từ 6 - 15 tuổi; mở 120 lớp tập huấn kiến thức về phòng, chống đuối nước cho TE, có 6.000 trẻ tham dự...

Cùng với các sở, ngành tham gia bảo vệ TE, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các cấp Hội cơ sở tổ chức hướng dẫn các chi, tổ, hội tổ chức hoạt động truyền thông, tư vấn phổ biến kiến thức pháp luật có liên quan đến TE... Qua đó, cấp tỉnh và cơ sở đã tổ chức 24 buổi sinh hoạt chuyên đề “Kỹ năng xây dựng gia đình tiến bộ và hạnh phúc, phòng, chống xâm hại đối với phụ nữ và TE gái”; vai trò của phụ nữ trong phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới gắn với tư vấn chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ. Tổ chức 6 hội thi “Gia đình yêu thương”, “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm, hội thi vì sự tiến bộ phụ nữ, hội thi tuyên truyền viên giỏi về “Phòng, chống bạo lực và xâm hại đối với phụ nữ và TE”; hội thảo nhóm phụ nữ có con dưới 16 tuổi về thực trạng và giải pháp phòng ngừa xâm hại tình dục ở TE, trẻ vị thành niên. Tổ chức 14 cuộc tọa đàm “Vai trò phụ nữ trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình và xâm hại TE”.

Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã xây dựng các mô hình nhóm trẻ gia đình với 30 thành viên tại huyện Tam Nông, 9 “CLB nữ thanh” với 205 thành viên, 10 “CLB người lớn gương mẫu trẻ em chăm ngoan” và “CLB ông bà cháu” với 269 thành viên tại huyện Tháp Mười, TP. Cao Lãnh, huyện Tam Nông, 4 “CLB cha mẹ với con cái/lắng nghe, thấu hiểu” có 132 thành viên tại huyện Lai Vung,... Mô hình “Bảo vệ TE có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” tại huyện Tân Hồng; CLB “Ước mơ xanh”, “Tổ thông tin nhanh phòng, chống xâm hại phụ nữ và TE” tại TP.Sa Đéc... Bên cạnh đó, Tỉnh đoàn, Đoàn cơ sở các trường học và các cơ quan, đơn vị tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, tập huấn, phổ biến cho trẻ về quyền TE, kỹ năng sống, phòng, chống đuối nước, xâm hại, bạo lực và an toàn giao thông...

Thực hiện công tác bảo vệ TE, Sở LĐ-TB&XH tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, triển khai các giải pháp phòng, chống nguy cơ bị xâm hại, bạo lực, đuối nước, vi phạm pháp luật đối với TE. Đổi mới các hình thức, nội dung truyền thông, tiếp tục nhân rộng các mô hình hiệu quả như: Nhóm trẻ gia đình, “CLB nữ thanh”, “CLB người lớn gương mẫu TE chăm ngoan”, “CLB ông bà cháu”, mô hình “Bảo vệ trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”; “Tổ thông tin nhanh phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em”..., tại các địa phương trong toàn tỉnh.

C.PHƯƠNG

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn