Công điện khẩn phòng, chống Dịch tả heo Châu Phi và cúm gia cầm

Cập nhật ngày: 24/05/2019 18:04:24

ĐTO - Ngày 24/5, UBND tỉnh có công điện khẩn về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch tả heo Châu Phi và cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Nội dung công điện như sau:

CÔNG ĐIỆN KHẨN

Về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống Dịch tả heo Châu Phi và cúm gia cầm

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

ĐIỆN:

- Các Sở, ban ngành tỉnh;

- Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp;

- Báo Đồng Tháp;

- Công an tỉnh;

-Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;

- UBND huyện, thị xã, thành phố.

Theo thông tin từ Cục Thú y, đến ngày 21/5/2019, toàn quốc đã có 36 tỉnh, thành phố có xuất hiện bệnh Dịch tả heo Châu Phi (tổng cộng đã có hơn 1,5 triệu con heo mắc bệnh buộc phải tiêu hủy). Tại đồng bằng sông Cửu Long dịch bệnh xuất hiện trên đàn heo của tỉnh Hậu Giang, với tổng số 198 con heo mắc bệnh và tiêu hủy. Trong khi đó, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại một số tỉnh lân cận như Vĩnh Long và Hậu Giang, An Giang,…

Để chủ động phòng, chống nguy cơ bùng phát bệnh Dịch tả heo Châu Phi và cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định; dự trù kinh phí thực hiện hiện công tác phòng chống dịch và hỗ trợ kinh phí cho người nuôi khôi phục sản xuất do dịch bệnh gây ra theo đúng quy định.

- Chủ động kiểm tra, đôn đốc các huyện, thị xã, thành về công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

+ Tăng cường hướng dẫn quy trình, các biện pháp phòng tránh khẩn cấp đến người dân biết thực hiện; đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các sở, ngành tỉnh triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống, dịch theo đúng quy định.

+ Cung cấp nội dung tuyên truyền, thông tin kịp thời tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi trong tỉnh, khu vực và cả nước.

+ Phân công cán bộ trực 24/24 tại các Trạm Kiểm dịch đầu mối giao thông. Thực hiện quy trình kiểm dịch và tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển gia súc tại các Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông; quy trình nhập heo và kiểm soát giết mổ; phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tập huấn các biện pháp phòng chống bệnh, hướng dẫn tiêu độc khử trùng, các biện pháp an toàn sinh học; khuyến cáo người chăn nuôi chỉ mua con giống tại các cơ sở cung cấp con giống an toàn.

+ Chủ động phối hợp với các tỉnh thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh để chủ động ngăn chặn dịch bệnh xảy ra tại tỉnh.

2. Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường

Sở Công Thương phối hợp với Cục Quản lý thị trường, các ngành chức năng chủ động kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thịt heo, phủ tạng, các sản phẩm thịt heo không rõ nguồn gốc; tuyên truyền vận động người dân kinh doanh sản phẩm từ heo đã qua kiểm dịch theo đúng quy định.

3. Sở Y tế

- Chủ động xây dựng kế hoạch lấy mẫu kiểm tra, phân tích mẫu sản phẩm thịt heo tại các điểm chế biến, kinh doanh, chợ trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra nguồn gốc sản phẩm thịt tại các cơ sở sản xuất, chế biến sử dụng nguồn thịt gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch.

- Tuyên truyền vận động các nhà hàng, quán ăn, trường học, cơ sở giáo dục,… thực hiện cam kết không sử dụng thịt heo, phủ tạng heo không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.

4. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Chỉ đạo lực lượng vũ trang phối hợp với ngành thú y lập các chốt kiểm soát trực 24/24; tăng cường kiểm tra các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm bằng đừng bộ, đường thủy; kịp thời phát hiện, xử lý theo đúng quy định; tham gia các Đoàn công tác liên ngành tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch; hỗ trợ công tác phòng, chống dịch; tiêu hủy gia súc mắc bệnh; thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng khi có dịch bệnh xảy ra.

- Chỉ đạo Công an huyện, thị xã, thành phố và lực lượng Công an xã, phường, thị trấn, lực lượng Dân quân tự vệ phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành kịp thời kiểm tra, xử lý các điểm kinh doanh, giết mổ gia súc trái phép trên địa bàn quản lý theo đúng quy định.

5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Chỉ đạo các lực lượng, các Trạm kiểm soát tăng cường kiểm tra các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua lại biên giới; tuyên truyền cho người dân ở khu vực biên giới hiểu và nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh hiện nay.

6. Sở Giao thông vận tải

vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không vận chuyển hành khách cùng với động vật, sản phẩm động vật.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, kiểm soát phương tiện giao thông đường thủy, đường bộ về việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ vùng dịch bệnh ra, vào tỉnh.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với việc chôn lấp, tiêu hủy động vật, phòng chống dịch bệnh và xử lý các sự cố về môi trường khi xảy ra dịch bệnh.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với ngành nông nghiệp thường xuyên thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến và nguy cơ dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi để người chăn nuôi biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi, cúm gia cầm; khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thịt heo có nguồn gốc rõ ràng, đã được cơ quan thú y kiểm dịch; định hướng thông tin tránh gây hoang mang trong cộng đồng.

9. Sở Tài chính

Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch hướng dẫn Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện các hồ sơ, thủ tục thanh toán, quyết toán kinh phí đối với các trường hợp tiêu hủy và phòng, chống dịch theo đúng quy định.

10. Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp

Khẩn trương xây dựng chuyên đề, phóng sự tuyên truyền về bệnh Dịch tả heo Châu Phi, cúm gia cầm, lợi ích của công tác tiêm phòng và phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm để người dân tích cực, chủ động thực hiện nhằm hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

11. Người chăn nuôi

Chủ động giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của đàn vật nuôi, khi phát hiện dịch bệnh xảy ra phải khai báo với UBND cấp xã hoặc thông qua đường dây nóng; thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm như: Lở mồm long móng, Dịch tả, Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, Tai xanh, Cúm gia cầm,…

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội

Phối hợp với chính quyền các cấp, thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên thực hiện tốt công tác tiêm phòng và phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y.

13. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố

- Yêu cầu Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo để phòng ngừa và khống chế dịch hiệu quả nhất; trường hợp nếu xảy ra dịch bệnh phải kiểm soát chặt chẽ không để lây lan. Chỉ đạo lực lượng tại địa phương, đặc biệt là các tổ chức chính trị - xã hội để tuyên truyền nâng cao ý thức của người nuôi trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn quản lý.

- Chỉ đạo ngành chuyên môn tiến hành thống kê, rà soát, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí hỗ trợ cho các hộ nuôi có heo bị nhiễm bệnh và thực hiện tiêu hủy theo đúng quy định từ nguồn ngân sách cấp huyện (cần thiết báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo); đảm bảo trong thời gian từ 10-15 ngày sau khi tiêu hủy thì người dân phải nhận được tiền hỗ trợ để khôi phục sản xuất.

- Lập ngay các chốt kiểm dịch tạm thời để kiểm tra, kiểm soát toàn bộ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý. Các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm bố trí lực lượng công an, thú y tại các chốt kiểm dịch tạm thời do địa phương quản lý.

- Tăng cường phối hợp, kiểm tra tại các tuyến đường giao thông, hạn chế tối đa việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật mắc bệnh, không rõ nguồn gốc từ các tỉnh khác vận chuyển về tỉnh để tiêu thụ. Vận động người dân tham gia giám sát, thông tin kịp thời đến các cơ quan chức năng hoặc thông qua đường dây nóng các trường hợp nghi ngờ vận chuyển gia súc, gia cầm mang mầm bệnh, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

- Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi trên địa bàn, vùng chăn nuôi tập trung, khu vực có nguy cơ cao, vùng biên giới, các điểm giết mổ, các cơ sở thu gom gia súc tập trung.

- Thành lập Đoàn kiểm tra, sẵn sàng ứng phó với khi có dịch bệnh xảy ra của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quản lý. Tăng cường công tác kiểm tra liên ngành, gắn trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn có điểm kinh doanh giết mổ trái phép nhằm hạn chế tối đa việc lây nhiễm bệnh Dịch tả heo Châu Phi và cúm gia cầm do việc giết mổ trái phép gây ra.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các điểm thu gom gia súc, gia cầm tập trung nhằm đảm bảo không để gia súc, gia cầm bệnh từ các tỉnh lân cận xâm nhập vào địa bàn.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về phòng, chống dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi và cúm gia cầm.

- Lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin dịch bệnh động vật của người dân trên địa bàn.

Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo, đề xuất thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh) tổng hợp, tham mưu, trình UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo (Đường dây nóng để tiếp nhận thông tin dịch bệnh: ông Võ Bé Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh; sđt: 0913.968058; email: hienthuydt@gmail.com).

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn