10 lời khuyên dinh dưỡng lành mạnh

Cập nhật ngày: 26/05/2015 04:20:06

Nhu cầu về dinh dưỡng đối với mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới, cân nặng, tình trạng sinh lý, lao động và hoạt động thể lực...

Nhu cầu về dinh dưỡng đối với mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới, cân nặng, tình trạng sinh lý, lao động và hoạt động thể lực... Để cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật, mỗi chúng ta cần có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Đó là một chế độ dinh dưỡng đủ về số lượng thực phẩm, cân đối giữa các chất dinh dưỡng và đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.


Tháp dinh dưỡng.

Dinh dưỡng lành mạnh là chủ đề của “Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới” (WCRD) 2015. Khi nói đến “Dinh dưỡng lành mạnh” tức là nói đến Dinh dưỡng hợp lý: “Ăn đủ” - đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, “Cân đối” giữa các chất dinh dưỡng và “ăn đa dạng thực phẩm”. Đảm bảo an toàn thực phẩm và hạn chế uống rượu bia cũng là một thành tố quan trọng của dinh dưỡng lành mạnh.

Bữa ăn hợp lý là bữa ăn cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin và đủ nước cho cơ thể. Bữa ăn cân đối là bữa ăn trong đó các chất dinh dưỡng cân đối hợp lý; Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng - BYT thì khẩu phần năng lượng từ chất đường bột chiếm khoảng 68%, chất đạm là 14%, chất béo là 18%. Muốn đảm bảo một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng và cân đối, chúng ta cần thực hiện đa dạng hóa bữa ăn, sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Vậy “Dinh dưỡng lành mạnh” là dinh dưỡng đủ về số lượng thực phẩm, cân đối giữa các chất dinh dưỡng và đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Thức ăn, đồ uống phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, không trở thành nguồn gây bệnh.

Việc ăn uống không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể dẫn đến rất nhiều bệnh như: thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đường huyết cao... Hiện nay, mô hình bệnh tật, tử vong của người Việt Nam đang chuyển từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm trong đó đứng đầu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, gout... Chẳng hạn như tỷ lệ tăng huyết áp cao gấp 2 lần sau 13 năm từ 11,2% (1992) lên 20,7% (năm 2005).

Từ năm 2000 - 2005, tỷ lệ người thừa cân và béo phì đã tăng gấp 2 lần ở người trưởng thành (từ 3,5% lên 6,6%). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân béo phì tăng gấp 9 lần sau 10 năm (2000-2010) và năm 2013 tỷ lệ này đã ở mức 6,3%. Tỷ lệ đái tháo đường tăng gấp 2 lần sau 10 năm từ 2,7% (2002) lên 5,7% (2012). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gia tăng các bệnh mạn tính không lây trong đó chế độ dinh dưỡng không hợp lý và lối sống không lành mạnh là quan trọng hơn cả. Thực hiện chế độ “Dinh dưỡng lành mạnh”, lối sống năng động sẽ giảm rủi ro bệnh tật và tử vong.

GS.TS. Lê Thị Hợp - SKĐS

 

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn