3 lỗi nguy hiểm khi sử dụng lò vi sóng
Cập nhật ngày: 18/10/2015 11:05:02
Lò vi sóng giúp cuộc sống của chúng ta tiện lợi hơn. Tuy nhiên có nhiều lỗi cơ bản nếu bạn mắc phải khi sử dụng sẽ gây ra nhiều nguy hiểm nghiêm trọng.
Sử dụng đồ nhựa đựng thực phẩm
Một sai lầm rất nguy hiểm nhiều người vẫn mắc phải là để thực phẩm vào hộp nhựa hoặc thực phẩm chưa bóc màng bọc nilon vào lò vi sóng. Ở nhiệt độ cao, các chất hóa học trong nhựa, màng bọc sẽ chảy ra và ngấm vào thức ăn gây ảnh hưởng lớn tới hoóc-môn, hệ miễn dịch gây ra một số bệnh như tiểu đường, cao huyết áp…
FAD đã có quy định về chất lượng của loại nhựa tiếp xúc với thực phẩm. Điều các bà nội trợ nên nhớ là hãy đọc kĩ ghi chú trên vỏ nhựa. Nếu trên vỏ có ghi “dùng được cho lò vi sóng” có nghĩa là an toàn. Ngược lại, nếu vỏ hộp có biểu tượng tái chế với các số 3,6,7, có nghĩa vỏ hộp được làm từ các chất hóa học có thể gây hại. Với những vỏ hộp này, bạn không nên cho vào lò vi sóng.
Để đảm bảo an toàn, thủy tinh, sành sứ cao cấp là phương án tốt nhất khi bạn muốn hâm nóng hoặc làm chín thức ăn bằng lò vi sóng. Những chất liệu này chịu được nhiệt độ cao mà không gây hại và làm mất mùi vị của thực phẩm.
Không được để thực phẩm vào hộp nhựa hoặc thực phẩm chưa bóc màng bọc nilon vào lò vi sóng (Ảnh: Internet)
Cho các thực phẩm 'cấm kị' vào lò vi sóng
Không phải loại thực phẩm nào cũng có thể cho vào lò vi sóng để hâm nóng bởi chúng có thể gây cháy nổ hoặc ngộ độc thực phẩm. Ví dụ: Nếu cho trứng nguyên vỏ trong lò vi sóng, nhiệt độ cao sẽ làm trứng giãn nở gây nổ, làm văng tung tóe. Khi bọc giấy bạc vào để trong lò vi sóng, sóng vi ba không xuyên qua giấy bạc được nên dẫn tới các tia lửa điện dễ làm cháy lò.
Ngoài ra, khi sử dụng lò vi sóng, không được cho hải sản có vỏ cứng, vật dụng kim loại và đặc biệt là túi giấy, túi nilon vào trong lò vi sóng vì chúng có thể tỏa ra các chất khí độc hại, hoặc bốc cháy dưới nhiệt độ cao trong lò.
Sơ chế thực phẩm trước khi cho vào lò
Việc sơ chế thực phẩm trước khi cho vào lò vi sóng là một sai lầm mọi người thường mắc phải. Nhiều người cho rằng, việc này làm thực phẩm chín nhanh hơn, song thực chất nó chỉ làm tăng khả năng nhiễm khuẩn vào thức ăn. Bởi sau khi rã đông, tiếp xúc với nhiệt độ cao, vi khuẩn sẽ tiếp tục sinh sôi trở lại và bám lại vào thức ăn dù đã cho vào lò. Do vậy, với những thực phẩm lấy từ tủ lạnh ra, hãy rã đông thực phẩm bằng nước lạnh rồi mới cho vào lò vi sóng.
Không nên sơ chế thực phẩm trước khi cho vào lì vi sóng (Ảnh: Internet)
Lưu ý cần biết khi sử dụng lò vi sóng
- Khi hâm nóng đồ ăn quá khô, có thể để một ly nước trong lò. Nước có tác dụng hút năng lượng điện từ tránh cho ống Magnettron cháy.
- Không hâm đồ ăn còn bịp kín, hộp thức ăn đựng kín nắp vì áp suất cao sẽ gây nổ.
- Không chiên rán đồ dùng ngập mỡ trong lò vi sóng vì chất béo quá nóng sẽ gây cháy.
- Nên đặt thực phẩm cách nhau khoảng 1cm để hơi nóng có đủ khoảng trống luân chuyển và làm thực phẩm chín đều.
- Nên xếp thực phẩm theo hình tròn, to và dày ra ngoài.
- Không làm chín thức ăn khi cửa lò chưa đóng hoặc bị vênh.
- Không chạy lò khi không có thực phẩm bên trong.
Theo SKĐS