Mẹo hay chống cảm lạnh khi ra đường

Cập nhật ngày: 19/10/2014 04:48:13

Đêm lạnh, ngày nắng, trời hanh khô nên rất nhiều người bị cảm lạnh. Những mẹo sau đây sẽ giúp bạn tránh bớt được cảm lạnh khi ra đường.


Ăn tỏi rất tốt cho việc phòng ngừa cảm lạnh khi giao mùa. - Ảnh Internet.

Theo các nhà khoa học, cứ 32 giây lại có một người mắc bệnh cảm lạnh - nghĩa là vi rút cảm lạnh có tốc độ lây lan rất nhanh và phổ biến. Làm sao để giảm nguy cơ mắc chứng bệnh khó chịu này?

Ăn tỏi - ớt cay, uống trà nóng

1. Thời điểm này nên ăn các món có nhiều tỏi, hành trong bữa ăn hàng ngày. Theo bác sĩ Hoàng Xuân Đại, tỏi có đặc tính kháng vi rút, ngừa cảm lạnh (và cả cúm) lúc giao mùa rất hữu hiệu. Nếu e ngại hơi thở có mùi, có thể dùng viên nang tỏi vừa có tác dụng phòng chống cảm lạnh, vừa không có mùi.

Tỏi đen cũng rất tốt cho sức khỏe trong thời điểm giao mùa này.

2. Ăn ớt cay và các loại thực phẩm có gia vị hàng ngày cũng là một trong những cách tốt khác để phòng cảm lạnh tốt.

3. Uống trà nóng giúp làm ấm cơ thể và chống nhiễm trùng hữu hiệu. Đó là nhờ trà có lớp mạch Catechin Set giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch, kháng vi rút.

4. Cần thường xuyên bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể qua các bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là vitamin C - giúp tăng sức đề kháng, chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh cảm cúm (không nên ăn khi đói vì ảnh hưởng đến dạ dày). Vitamin C có nhiều trong trái cây, rau xanh, kiwi, sữa chua, cam, chanh…

-Vitamin D (nhất là vitamin D3 cơ thể dễ hấp thụ nhất) với liều thấp có thể làm giảm nguy cơ mắc cảm lạnh ít nhất 1/3.

5. Ăn sáng điều độ, đủ dinh dưỡng sẽ giúp giảm mắc cảm lạnh, nhiễm trùng và cả bệnh về đường hô hấp .

-Trước khi đi ngủ uống một cốc sữa nóng hay một chút rượu vang đỏ trước bữa ăn tối cũng giúp cơ thể bạn chống lại các chứng cảm lạnh.

Vệ sinh sạch, năng hoạt động

- Thời tiết giao mùa là cảm lạnh hoành hành. Để phòng tránh, cần giữ vệ sinh vật dụng quanh ta, đặc biệt chú ý vật dụng ở nơi công cộng vì dễ bị nhiễm vi rút.

- Súc miệng (3 lần/ngày) sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh rất nhiều, do loại bỏ các chất nhầy trong cổ họng, giữ ẩm và giảm nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh khi thay đổi thời tiết.

- Hạn chế bắt tay, vì bắt tay làm lây truyền vi khuẩn rất nhiều.

Luôn rửa tay sạch, nhất là sau khi đi vệ sinh hay làm bất cứ việc gì. Chà rửa tay sạch bằng xà phòng, kì cọ ngón tay, móng tay kỹ càng, rồi rửa lại bằng nước ấm, lau khô…

-Luôn giữ ấm mũi để tăng khả năng kháng khuẩn. Buổi sáng trước khi ra đường nên quấn khăn ngang mũi, hoặc đeo khẩu trang để giữ ấm.

Hàng ngày nên rửa mũi bằng nước muối để ngừa vi khuẩn làm tổ trong hốc mũi. Nên đun sôi nước và cho muối vào, chờ nguội hãy rửa (hoặc dùng dung dịch nước muối bán sẵn ở nhà thuốc) sẽ giảm nguy cơ mắc cảm lạnh.

-Mắt rất dễ nhiễm các loại vi rút gây bệnh. Hãy đeo kính khi ra đường, tới nơi công cộng, tránh tiếp xúc với người bị bệnh (nhất là người đang bị hắt hơi, chảy nước mũi).

-Tránh sờ tay lên mặt, mắt, mũi vì dễ bị nhiễm cảm lạnh bởi màng nhầy của mắt và mũi rất dễ bị tổn thương (trừ khi tay rất sạch).

-Năng tập thể dục sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh 20-30% so với những người lười tập luyện. Còn giúp ấm cơ thể, lưu thông máu, tránh mệt mỏi… nhưng sẽ cần uống nhiều nước hơn để thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tích cực, phòng tránh cảm lạnh.

Lưu ý là những bài tập nhẹ và trung bình có thể thúc đẩy hệ miễn dịch. Nhưng nếu tập cường độ cao trong 90 phút sẽ giải phóng hoóc môn stress và các phân tử kháng viêm… lại có tác dụng ngược vì có thể làm hệ miễn dịch bị suy yếu và dễ mẫn cảm với cảm lạnh và cả cảm cúm.


Luôn mang khăn giấy để che miệng khi hắt hơi, ho.

Lưu ý khác

1. Những người hút thuốc lá rất dễ mắc cảm lạnh và thường trầm trọng hơn so với người không hút.

Người bị hút thuốc lá gián tiếp cũng gia tăng nguy cơ mắc cảm lạnh, bởi thuốc lá phá hủy các lông mao trong mũi, phổi - có nhiệm vụ chặn vi khuẩn, vi trùng xâm nhập. Do đó cần giữ khoảng cách với người hút thuốc để tránh lây nhiễm từ họ.

-Nơi có người bị cảm lạnh cần luôn mở cửa phòng thông thoáng để giảm nguy cơ lây bệnh. Nhà ở cần thông thoáng, sạch sẽ.

-Luôn có giấy ăn bên mình để tiện dùng khi hắt hơi, sổ mũi (hoặc dùng che miệng lại để tránh vi khuẩn phát tán, lây nhiễm cho người xung quanh).

-Ngủ đủ 8 giờ/ngày sẽ giảm nguy cơ mắc cảm lạnh gấp 3 lần so với người thiếu ngủ, hoặc ngủ dưới 7 giờ/ngày.

-Mùa cảm lạnh, buổi tối nên ngâm châm vào chậu nước nóng có pha chút muối (thêm nhánh gừng tươi càng tốt) để giữ ấm đôi chân và tạo giấc ngủ sâu, ngon.

-Nên khám bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc kịp thời khi có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi toàn thân rã rời, cảm giác cả người lạnh... tới vài ngày.

Trà Giang/ GiadinhNet

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn