Chợ Sao Mai - Nơi tôn vinh nhiều giá trị

Cập nhật ngày: 18/11/2016 11:03:33

Từ bao đời nay, chợ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa không thể thiếu trong đời sống của mỗi người dân Việt Nam. Chợ không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế mà còn mang đậm những giá trị nhân văn cao đẹp. Với mục tiêu đó, Tập đoàn Sao Mai đã cho ra đời những ngôi chợ mới khang trang, hiện đại ở một số tỉnh miền Tây để tạo nên “điểm nhấn” đặc biệt góp phần làm thay đổi diện mạo của địa phương.  


Chợ Sao Mai – Bình Khánh 5 (TP.Long Xuyên – An Giang)

Chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế

Theo số liệu Bộ Công Thương, cả nước có khoảng hơn 8.000 chợ. Con số này một lần nữa là minh chứng sống cho vai trò của những ngôi chợ trong đời sống mọi người. Sớm định hướng cho những “đứa con tinh thần” của mình mang một sứ mệnh lớn lao là phục vụ và nâng cao cuộc sống của người dân, Tập đoàn Sao Mai đã đầu tư khá quy mô, khang trang, hiện đại về cơ sở hạ tầng cho các ngôi chợ thuộc các khu đô thị cao cấp của mình. Nhắc đến những ngôi chợ ấy, phải kể đến chợ Sao Mai thuộc khu đô thị Sao Mai – Châu Phú, chợ Sao Mai ở Tri Tôn, chợ Sao Mai – Bình Khánh 5 thuộc khu đô thị cao cấp Sao Mai – Bình Khánh 5, chợ Sao Mai ở Tân Hiệp – Kiên Giang,... Đây là những “đứa con tinh thần” mà Tập đoàn Sao Mai “nuôi nấng” bằng giá trị cốt lõi từ chữ “Tâm”. Vì đó không đơn thuần chỉ là một bản vẽ quy hoạch kỹ thuật hay vài dòng lý giải kinh tế, mà thật sự đó là công trình nghiên cứu rất nghiêm túc về lợi ích của chợ mang đến cho đời sống người dân và bộ mặt kinh tế địa phương. Vì lẽ đó mà Sao Mai đã đặt vị trí mình vào vị trí của người dân ở khu vực được hình thành chợ để đáp ứng những nhu cầu của họ một cách tốt nhất.

Quả thật, sự xuất hiện của những ngôi chợ mới mang tên Sao Mai chính là hạt nhân làm cho thị trường mua bán trở nên nhộn nhịp, sống động và từng bước phát triển sản xuất, cải thiện tiêu dùng, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Nếu trước đây, khi chợ Sao Mai chưa hình thành, nhịp sống của người dân khu vực thị trấn Cái Dầu – huyện Châu Phú – tỉnh An Giang hay khu vực huyện Tri Tôn – An Giang,... vẫn đều đặn như thế thì khi chợ Sao Mai ra đời, bổng chốc đã “đánh thức” tiềm năng kinh tế của những nơi này.

Hơn hết, những ngôi chợ mới của Sao Mai ra đời sẽ góp phần thúc đẩy việc phát triển một số ngành nghề sản xuất ở địa phương. Cụ thể, chợ Sao Mai – Bình Khánh 5 từ khi ra đời đã phác họa nên bức tranh đô thị Long Xuyên nhộn nhịp và sầm uất hẳn. Đây sẽ là nơi cung cấp nông sản bậc nhất cho vùng tứ giác Long Xuyên trong thời gian tới, từ đó sẽ kéo theo việc phát triển nhiều ngành nghề và làm tiền đề hội tụ những dòng người từ nhiều nơi tập trung về để làm ăn, buôn bán. Thương nhân Ngọc Tuyền buôn bán tại chợ Sao Mai – Bình Khánh 5 chia sẻ: “Tôi không phải người dân ở khu vực Long Xuyên. Trước đây, tôi bán rau, cải... ở chợ “chòm hỏm” tại quê, thu nhập không bao nhiêu. Nhưng từ khi biết có chợ mới của Tập đoàn Sao Mai, nhận thấy sự nhộn nhịp, tiện lợi của khu chợ, tôi đã chuyển hẳn qua khu chợ này lập nghiệp, thu nhập khá hơn trước”.

Với tiêu chí “tất cả vì khách hàng”, những ngôi chợ mà Tập đoàn Sao Mai thành lập đã mang về luồng “sinh khí” mới cho một số địa phương ở các tỉnh miền Tây. Những khu chợ sầm uất đó đã và đang đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước để làm giàu đẹp cho quê hương.

Nơi lưu giữ những giá trị nhân văn

Kinh doanh là cuộc chạy đua đường dài. Nhiều người vẫn đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Nhưng với riêng Sao Mai, “Tâm có sáng thì Trí mới minh”. Để giữ gìn và phát triển bền vững thương hiệu, Tập đoàn đã lấy chữ “Tâm” làm nền tảng. Theo đó, những ngôi chợ mà Sao Mai đầu tư không gì khác ngoài mục đích nhân sinh, phục vụ cho tiểu thương và khách hàng. Bằng sự tính toán kĩ lưỡng từ trong thiết kế, các ngôi chợ mà Sao Mai xây dựng luôn đảm bảo không gian rộng, thoáng với các lối đi riêng có thể cho xe chạy vào tận các sạp, ki-ốt. Nhà vệ sinh, bãi giữ xe miễn phí phục vụ tiểu thương và khách hàng. Đồng thời, những ngôi chợ đó luôn được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, an ninh đảm bảo 24/24 giúp tiểu thương an tâm buôn bán và khách hàng thoải mái mua sắm.

Tập đoàn cũng luôn tạo điều kiện tối đa để mọi người “an cư lạc nghiệp” bằng nhiều chính sách thiết thực mang đậm giá trị nhân văn, điển hình là chính sách miễn hoàn toàn tiền thuê ki-ốt, sạp, các phí và lệ phí khác cho tiểu thương trong vòng 1 năm từ ngày chợ Sao Mai hoạt động. Các chợ cũng có Ban tư vấn cung cấp thông tin cho bà con tiểu thương về những nơi có nguồn hàng rẻ, sạch, để bà con có thể “mua tận gốc, bán tận ngọn”. Đó là cơ hội tốt để người dân giao lưu trao đổi, cập nhật thông tin thị trường với Ban quản lí chợ, từ đó làm tăng khả năng phản ứng của người dân với thị trường, với thời thế và tự mình có thể ý thức được công việc làm ăn buôn bán của mình trong công cuộc đổi mới.

Ngoài ra, Sao Mai cũng đã liên kết với các tổ chức tín dụng để hỗ trợ tiểu thương vay vốn với lãi suất rẻ nhất khi có nhu cầu vay vốn kinh doanh tại các khu chợ Sao Mai. Với sự chu đáo đó, chợ Sao Mai ra đời đã phần nào giải quyết bài toán khó về vấn đề xuống cấp, mất vệ sinh, mất trật tự, ùn tắc giao thông,... ở những ngôi chợ cũ trên địa bàn, góp phần tạo cảnh quan đô thị sạch – đẹp và nhất là tạo công ăn việc làm cho người dân của địa phương đó. Chị Hòa - tiểu thương chợ Sao Mai – Châu Phú chia sẻ: “Từ một người trồng rau vườn, từ khi thuê được sạp buôn bán ở chợ Sao Mai với những chính sách ưu đãi, tôi có được một chỗ bày bán rau, kiếm thêm thu nhập khá, ổn định cuộc sống hơn”.

Chia sẻ chân tình của những tiểu thương về các ngôi chợ mà Sao Mai đầu tư, một lần nữa khẳng định niềm tin yêu của nhiều người dành cho những ngôi chợ Sao Mai. Bởi đó không chỉ là một nơi mua bán thường nhật mà còn là nơi những giá trị nhân văn được tôn vinh. Một mối tương quan đặc biệt giữa khách hàng, tiểu thương và nhà đầu tư được tìm thấy ở các ngôi chợ mới thuộc Tập đoàn Sao Mai.

Ánh Dương

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn