• Câu chuyện năm mới
  • Vậy là, thấm thoát mà đã sang một năm mới nữa rồi! Cũng đều là trải qua 365 ngày như nhau nhưng mỗi người lại có một tâm trạng khác nhau… Người lớn tuổi thì cho rằng "sao thời gian đi nhanh quá, chưa làm được gì thì đã hết năm rồi"! Người trẻ tuổi thì ngóng chờ "sao lâu quá mà chưa thấy năm hết Tết đến"!
  • Câu chuyện “nước nôi”
  • 21/12/2018
  • Đây là bài thứ tư trong loạt bài nói về 4 yếu tố cần thiết để làm nông nghiệp xứ mình từ xưa tới giờ, đó là: nước nôi, phân phướng, cần cù, giống má. Mà nói đến chữ “nước” chợt liên tưởng tới mấy chữ “nước nhà”, “nước non”. Hổng biết có phải tầm quan trọng không mà chữ “nước” luôn đi trước những ý niệm như vậy.
  • Câu chuyện “Tam cần”
  • 19/12/2018
  • Vậy là tới câu chuyện thứ ba trong “bốn yếu tố cần có” của sản xuất nông nghiệp, cho dù là trồng trọt hay là chăn nuôi thì chuyện cần cù, siêng năng của bà con nông dân xứ mình là đòi hỏi tất yếu. Chắc chắn ai cũng có thể tự hào về đức tính chịu thương chịu khó, “một nắng, hai sương” của hàng triệu người nông dân trên mảnh đất này.
  • Câu chuyện “nhì phân”
  • 17/12/2018
  • Sau khi viết bài “Câu chuyện nhứt giống”, tôi nhận được nhiều thư điện tử, tin nhắn đề nghị viết tiếp những câu chuyện cho đủ bộ tứ: “giống, phân, cần nước”. Mừng thay, cũng đã có nhiều người quan tâm đến những câu chuyện “thường ngày trên đồng ruộng”...
  • Câu chuyện một người dạy bơi
  • 01/12/2018
  • Hôm rồi, tình cờ được gặp một người phụ nữ thật đặc biệt - một người kiên trì, bền bỉ, thầm lặng trong 15 năm trời để dạy bơi miễn phí cho trẻ em vùng quê sông nước Tháp Mười. Nói về người phụ nữ vóc dáng gầy gò, gương mặt có phần khắc khổ này thì đã có rất nhiều bài viết, đoạn phim, phóng sự rồi.
  • Câu chuyện “nhứt giống”
  • 19/11/2018
  • Có dịp ngồi trong một Hội quán nghe một bác nông dân trồng lúa trăn trở: “Ngày xưa, ông bà mình nói “Nhứt nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”; nhưng theo tui bây giờ phải là: “Nhứt giống” mới đúng vì giống bây giờ mới là nỗi lo nhứt của nhà nông”. Quá đúng rồi. Giống mà lai tạp thì làm sao mà có lúa chất lượng cao.
  • Thương lắm hai tiếng “bà con”
  • 02/11/2018
  • Người Việt mình có 2 tiếng “bà con” càng ngẫm càng thấy hay. “Bà con” để chỉ những người vừa có mối quan hệ họ hàng, huyết thống, nhưng “bà con” cũng có thể chỉ những người không có cùng họ hàng, huyết thống nhưng lại có quan hệ thân thiết, gần gũi.
  • Câu chuyện "xếp hàng"
  • 25/10/2018
  • Có lần đi vào một nhà hàng ở nước ngoài, tôi không để ý đã chen vào giữa dòng người đang xếp hàng. Thiên hạ nhìn mình như "người ngoài hành tinh"! Không phải tôi không biết xếp hàng là tiêu chí của một xã hội văn minh nhưng vì quán tính, vì vô thức, mà đã làm một hành động đáng xấu hổ.
  • Câu chuyện đình làng
  • 10/10/2018
  • Vậy là, Hội quán thứ 57 đã ra đời, mà lại ra mắt trong một ngôi đình - Đình Bình Hàng Trung quê mình. Nhìn lên bên trên thấy có mấy vần thơ ai đó viết thật có hồn: “Tiên tổ xưa kia khai khẩn đất/Phá rừng, đuổi thú, lập thôn lân”.
  • Câu chuyện “con gà và quả trứng”
  • 26/09/2018
  • Vậy là, xứ mình đã triển khai Đề án Phát triển du lịch được 3 năm rồi. So với hành trình mấy mươi năm của du lịch của xứ này xứ khác thì khoảng thời gian một ngàn ngày là quá ngắn, cũng giống như người đã trưởng thành, còn mình như “cậu bé mới lên ba” với những bước chân còn nhiều chập chững.
  • Câu chuyện hội quần chúng
  • 21/09/2018
  • Vậy là, cùng với cả hệ thống chính trị, các hội quần chúng cũng cần được tổ chức lại theo mô hình mới “tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả” theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII. Mà đâu chỉ là đổi mới “mô hình”, quan trọng hơn còn là đổi mới “phương thức hoạt động”, “nâng tầm sứ mạng” của các hội xã hội - nghề nghiệp.
Xem tin đã đăng theo ngày: