Chuyện ở cù lao Tây

Cập nhật ngày: 15/05/2017 08:37:36

Lần tìm thông tin để xem tại sao xứ mình có địa danh là "Cù lao Tây"? Một dãy đất nằm giữa sông Tiền, hình thoi, chiều dài 16 km, bề rộng khoảng 4 km, chu vi dài hơn 42 km, ai đã đặt tên như vậy? Nếu "Tây" là đây thì "Đông" ở đâu?

Theo sử liệu trong sách: "Gia Định thành công chí" viết đâu khoảng năm 1820 có nhắc đến: "... Vào cui thế k XIX, cù lao Tây ngày nay còn gi là bn cù lao riêng l: cù lao Trư phía Bc (bao gm mt phn ca Tân Qui và Tân Hòa), cù lao Nghĩa phía Đông (bao gm mt phn ca Tân Qui và mt phn ca Tân Bình), cù lao Lc phía Tây (trn xã Tân Hu) và cù lao Đao phía Nam (gm toàn b xã Tân Long và mt phn xã Tân Bình).

Qua năm tháng, khong cách gia các cù lao được phù sa bi lng kết lin nhau thành mt cù lao ln như ngày nay... Lúc by gi trên cù lao Tây có mt thôn duy nht, được thành bi bn xóm (x) mang tên theo bn cù lao trước đó, xong đã đổi tên hết ba, ch còn Trư châu (tc cù lao Heo). Cù lao Lc tr thành cù lao Nh (Tiu Châu), còn gi là Cn Voi, trên cn này là p Tiu Châu (nay thuc xã Tân Hoà), cù lao Nghĩa thành Tân Bi Châu (tc là mi bi) và cù lao Đao (còn gi là Hoà Đao) thành Tê Châu (cù lao có hình đầu con Tê giác, cũng gi là con Tây)...". Tên gọi "Cù lao Tây" là từ vậy chăng?

Chuyện tên các địa danh xa xưa quá rồi, biết ai còn nhớ, ai xác nhận đây? Thôi thì, nói chuyện "Cù lao Tây" hôm nay vậy.

Một sáng cuối tuần, đến dự Lễ ra mắt Hội quán của bà con Tân Bình mà bà con đặt cho cái tên thật nhiều ý nghĩa: Tân Dân! Vậy là, chắc bà con mong muốn mỗi người dân ở đây trở nên những người mới hơn, mới từ trong suy nghĩ đến cách làm, từ trong cuộc sống hàng ngày đến trong sản xuất, kinh doanh.

Mà vui thiệt, 35 thành viên là 35 khuôn mặt hồ hởi, phấn khích trước sự kiện mới mẽ này. Vậy là, 35 người đã rủ bỏ cách sống lủi thủi "đèn nhà ai ny sáng", từ trong từng ngôi nhà riêng tự tin bước vào một không gian cộng đồng chung mang tên "Tân Dân Hi quán".

Chợt nghĩ, khoảng cách từ mỗi ngôi nhà riêng của mỗi người đến Hội quán chắc không xa, vì cùng làng - cùng xã mà, nhưng sẽ là diệu vợi nếu từng người không ý thức được "sc mnh ca cng đồng", lợi thế của "tinh thn hp tác" với nhau. "Xa mt cách lòng" là vậy! Từ bữa nay, đã có 35 thành viên cùng "góp gió thành bão, góp cây thành rng" rồi! "B đũa chng b được c nm" đâu!

Một anh trầm ngâm: "Nói thit, nông dân ti tui mn ăn thì gii đó, chu mn lm, cũng biết phi thay đổi ri, nhưng còn phi nh các cp chính quyn h tr nhiu lm ch nói nào ngay, ti tui biết đâu là qung bá sn phm, đâu là tìm kiếm th trường". Nghe thương và thấm quá! "Thương" là nghĩ đến những nông sản được làm ra từ những người "tay lm chân bùn" để đến được thị trường với giá cả tốt nhất còn biết bao nhiêu là trắc trở, là rủi ro. "Thm" là vì nghĩ đến trách nhiệm của các ngành các cấp của mình phải làm sao đồng hành thật sự với bà con trên từng bước đường truân chuyên đó. "Thm" là nghĩ rằng sao lại có chuyện "h tr" hay "ban ơn", mà đó phải là trách nhiệm của "nhng người ăn ht cơm ca dân" kia mà. Có "thương" và "thm" thì cả hệ thống mới cùng tự giác vào cuộc, để các mục tiêu và chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, không nằm trên những trang giấy, không dừng lại trong các cuộc họp này, hội nghị kia. Tái cơ cấu nông nghiệp chính là một cuộc cách mạng thật sự, một cuộc cải tổ ý thức từ người nông dân, do người nông dân, cho người nông dân, và ở đó, hệ thống của mình phải là chỗ dựa, là điểm tựa, là niềm tin cho bà con vươn tới.

Một anh nông dân trẻ ở miệt Tân Quới cũng háo hức đến dự. Anh chia sẻ đang quyết tâm đầu tư máy móc, công nghệ vào ngành hàng lúa gạo. Anh nung nấu một ý định là làm cho hạt gạo thuần nhất, không để các thương lái, doanh nghiệp mua về đấu trộn, làm mất đi hương vị ngọt ngào của hạt gạo được kết tinh từ đất và người xứ cù lao này. Người ta gọi đó là "tc khí khi nghip", vừa làm giàu cho mình, vừa góp phần làm giàu cho bà con xung quanh bằng cách xây dựng thương hiệu "nông sn cù lao".

Rời Hội quán, đi thăm một chủ nhiệm Câu lạc bộ trồng bắp ngọt, một trong 7 nhóm liên kết sản xuất - tiêu thụ bắp ngọt mới xuất hiện gần đây ở vùng cù lao mình. Ảnh xuất thân từ một người bán bắp trên xe đẩy, rồi dần dà bằng ý chí và nghị lực đã trở thành một Chủ nhiệm năng động. Anh tìm giống tốt, tìm thị trường tiêu thụ rồi về liên kết với mấy chục hộ cùng trồng và phân đợt xuống giống và thu hoạch sao cho cung cấp đến doanh nghiệp một cách đều đặn với giá cả hợp đồng trước. Nghe nói thu nhập của bà con trong Câu lạc bộ ổn định lắm. Anh còn có ý định sẽ tìm nguồn phân hữu cơ, vi sinh gì đó để sử dụng làm cho đất đai tơi xốp hơn, hạt bắp chất lượng hơn. Đáng khâm phục và tự hào về những người dân xứ mình quá! Ăn trái bắp mới nấu mà cảm nhận được vị ngọt, vị ngọt của những hạt bắp, mà hình như càng ngọt hơn từ tinh thn khi nghip của những người nông dân không cam chịu như anh Chủ nhiệm này.

Chợt nhớ lại, một lần có dịp trao đổi với anh Chủ tịch HĐQT Eco-farm - Một doanh nghiệp đang đầu tư nông nghiệp công nghệ cao ở ngay Thanh Bình này. Ảnh hồ hởi hoạch định hướng đi chiến lược cho doanh nghiệp của mình, mà cũng cho mảnh đất mà doanh nghiệp quyết tâm gắn bó lâu dài. Đó là, biến cả "Cù lao Tây" thành một cù lao sinh thái với nền nông nghiệp hữu cơ. Một trong những lý do để Ảnh có một niềm tin và quyết tâm như vậy là từ chính mảnh đất và con người xứ cù lao này.

Không biết như vậy có phải là "thiên thi, địa li, nhân hoà" không nữa?!? Nhưng cảm thấy niềm vui ngập tràn từ ngày hôm nay, bởi vì, "Ngày mai đang bt đầu t ngày hôm nay"!

Xích Lô

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn